Cần sửa đổi quy định về thanh toán tiền thi hành án

(PLVN) - Do chưa có sự thống nhất giữa các quy định của Luật Thi hành án dân sự (THADS), Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS và Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về thanh toán tiền thi hành án, dẫn đến trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn.

Khoản 1 Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định “Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật THADS thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế”. Tuy nhiên, quy định này chưa thể hiện rõ mục đích của việc xác định người được thi hành án đã có đơn yêu cầu cũng như không quy định rõ người được thi hành án trong một hay nhiều bản án, quyết định của Tòa án tính đến thời điểm thanh toán tiền.

 Mặt khác, đoạn 2 khoản này lại quy định “Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan THADS tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan THADS thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu” và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 Quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS thì “…cơ quan THADS xác định rõ những bản án, quyết định đang trực tiếp tổ chức thi hành có trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án mà có nhiều người được thi hành án để xác định người đã yêu cầu thi hành án, người chưa yêu cầu thi hành án; số tiền được thanh toán của người đã yêu cầu thi hành án và của người chưa yêu cầu thi hành án theo các bản án, quyết định đó”. 

Như vậy, chưa có sự thống nhất giữa các quy định của Luật, Nghị định số 62/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về thanh toán tiền thi hành án, dẫn đến trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn.

Bộ Tư pháp cho rằng Theo quy định tại Điều 11 (về các phương thức bảo vệ quyền dân sự) Bộ luật Dân sự về phương thức bảo vệ quyền dân sự thì khi quyền dân sự của một người bị xâm phạm, đã được Tòa án bảo vệ (bằng một bản án, quyết định) thì họ có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (cơ quan THADS) để tổ chức thi hành bản án, quyết định đó để bảo vệ quyền lợi cho họ. Trách nhiệm của cơ quan THADS chỉ phát sinh kể từ thời điểm đương sự có yêu cầu thi hành án (trừ trường hợp chủ động). Chỉ khi có yêu cầu thì mới có tư cách của người được thi hành án và bảo đảm nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án mà người được thi hành án đã yêu cầu và những nghĩa vụ thuộc diện chủ động và các chi phí cần thiết. Việc cơ quan THADS phải thông báo và phân chia số tiền thu được cho cả những người chưa có yêu cầu thi hành án như hiện nay vừa ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án (vì đã theo toàn bộ quá trình thi hành án từ khi ra quyết định thi hành án, kê biên, bán đấu giá tài sản, giao tài sản cho người trúng đấu giá…nhưng đến khi thanh toán tiền thi hành án thì lại xuất hiện “người được thi hành án” khác và phải chia tỷ lệ cho họ. Có những trường hợp người đã yêu cầu thi hành án ban đầu chỉ được thanh toán số tiền rất nhỏ vì số tiền được thi hành án của người được thi hành án yêu cầu sau nhiều hơn. Do đó, không khuyến khích việc người được thi hành án yêu cầu thi hành án sớm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình), vừa phát sinh thêm trách nhiệm của cơ quan THADS (cơ quan THADS không thể biết ở địa bàn khác người phải thi hành án còn có nghĩa vụ đối với người khác hay không.). 

Do đó, khoản 1 Điều 49 được sửa đổi theo hướng: “Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án theo các bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án đó tổ chức thi hành tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế hoặc có biên bản về việc tự nguyện giao tài sản để ưu tiên thanh toán cho họ”.

Đọc thêm

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.