Cân nhắc tính hiệu quả khi vay tiền ngân hàng 'đảo nợ'

Vietcombank - Ngân hàng tiên phong cho vay để trả nợ. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Vietcombank - Ngân hàng tiên phong cho vay để trả nợ. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Việc các ngân hàng cho khách hàng vay để trả nợ ở ngân hàng khác có thể tạo cạnh tranh, là cơ hội cho khách hàng cơ cấu lại nợ với lãi suất vay thấp hơn. Tuy nhiên, việc vay tiền “đảo nợ” tiềm ẩn không ít rủi ro cần phải cân nhắc tính hiệu quả.

“Cuộc đua” cho vay trả nợ

Sau khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng (NH) nước ngoài đối với khách hàng có hiệu lực (từ 1/9/2023), Vietcombank là NH đầu tiên thông báo triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại NH khác với lãi suất cho vay từ 6,9%/năm. Khách hàng được vay vốn lên đến 30 năm với số tiền vay tối đa 100% số tiền dư nợ gốc của khoản vay tại NH đang vay. Khách hàng được ân hạn trả nợ gốc tối đa lên đến 24 tháng và phù hợp với quy định của Vietcombank.

Ở thời điểm hiện tại, Vietcombank áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu, hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu, hoặc 8%/năm trong 24 tháng đầu. Vietcombank cho biết sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay theo tình hình thực tế.

Sau Vietcombank, BIVD cũng thông tin về việc cho vay để trả nợ NH khác đối với khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng với lãi suất chỉ từ 6%/năm hoặc chỉ từ 6,8%/năm đối với các khoản vay trung dài hạn từ 12 tháng trở lên. BIDVcam kết mức cho vay lên tới 100% dư nợ gốc còn lại và phù hợp chi phí thanh toán tiếp theo của phương án vay đối với khoản vay tại NH khác, thời gian ân hạn gốc lên đến 24 tháng và không vượt quá thời gian ân hạn trả nợ gốc còn lại của khoản vay, thời hạn vay đến 30 năm và không vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay tại NH khác.

Vietinbank cũng vừa thông tin việc NH đang triển khai cho vay để trả nợ NH khác, nhưng với mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Cụ thể, lãi suất cho vay khách hàng cá nhân chỉ từ 5,6% (vay sản xuất kinh doanh) và chỉ từ 7,5%/năm (đối với vay tiêu dùng), mức cho vay lên tới 100% dư nợ gốc còn lại tại NH khác, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng, thời gian vay tối đa 35 năm và không quá thời gian còn lại của khoản vay tại NH khác…

Tương tự, Techcombank cũng tham gia “cuộc chơi” cho vay trả nợ với lãi suất từ 7,3%/năm, ân hạn gốc 24 tháng. MB thì triển khai chương trình chuyển khoản vay bất động sản từ NH khác với lãi suất 8%/năm cố định trong 12 tháng, khách hàng không phải trả nợ gốc trong vòng 12 tháng, thời gian vay lên đến 300 tháng và chứng minh nguồn tài trợ một cách linh hoạt, thông qua tài sản tích lũy… ACB cũng áp dụng chính sách cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay mua bất động sản tại NH khác với mức lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng vay mua bất động sản năm đầu tiên là 8%/năm.

Tiềm ẩn rủi ro?

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVICO cho rằng việc các NH cho khách vay để trả nợ NH khác “không giải quyết được việc gì” mà tiềm ẩn rủi ro, cả về phía NH và khách hàng.

Theo Luật sư, các NH có thể chủ động hơn, cạnh tranh hơn nhưng tổng dư nợ vẫn thế. “Thậm chí cạnh tranh không lành mạnh ở chỗ không thể có NH lại đưa ra mức lãi suất dưới lãi suất huy động, làm cho khách hàng tưởng thật…” - Luật sư Đức nói. Cũng theo ông Đức “nói là vay, nhưng làm sao vay được”, vì về lý, khách hàng phải trả nợ NH này rồi mới vay NH khác, chứ không có chuyện có dư nợ bên kia, bên này lại cho vay.

Về lãi suất cho vay, theo Luật sư, vấn đề ở chỗ ai bảo đảm các NH sau này không tăng lãi suất của khoản vay trừ khi các NH cam kết duy trì mức lãi suất thấp như ban đầu hoặc cam kết lãi suất thấp hơn thị trường…

Về phí phạt trả sớm, theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu tất toán khoản vay trước hạn, NH được phép thu toàn bộ lãi của thời hạn cam kết vay, tùy từng NH mà mức phí phạt từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm. “Thực tế NH nào cũng muốn giữ khách hàng. Khi thấy nguy cơ mất khách hàng họ sẽ áp dụng mức phí tối đa, cộng với các điều kiện giữ chân khác. Do vậy, khách hàng cần hết sức cân nhắc tính hiệu quả khi đi vay NH khác để trả nợ…” - Luật sư Đức đưa ra lời khuyên.

Đặc biệt, theo Luật sư Đức, hiện quy định về “đảo nợ” chưa rõ ràng (trường hợp nào được cho vay trả nợ, trường hợp nào không?…). Ngoài ra, cũng không loại trừ nguy cơ khách hàng không trả được nợ, lại che giấu để vay NH khác thì còn nguy hiểm hơn vì khách hàng vay xong là xóa dấu vết nợ xấu…

“Việc Thông tư 06/2023/TT-NHNN cho phép NH cho vay để trả nợ, về lý thuyêt có thể tạo cạnh tranh giữa các NH, là cơ hội cho khách hàng cơ cấu lại nợ với lãi suất vay thấp hơn. Nhưng thực thế còn nhiều yếu tố mà cả NH và khách hàng cần phải cân nhắc…” - Luật sư Đức đưa ra lời khuyên.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.