Cần luật hóa tài sản số, tiền số

Quang cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Quang cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Thống kê cho thấy Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người có sở hữu tài sản số, hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải luật hóa để điều chỉnh vấn đề tài sản số.

Trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 30/11 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) dẫn các báo cáo nghiên cứu, thống kê cho thấy là Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số và hằng năm thì có khoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được đổ vào Việt Nam. Vì vậy, nếu chúng ta không có khung khổ pháp lý cho hình thức sở hữu này thì sẽ bỏ qua một mảng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, ĐB cho rằng cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài sản số tại dự thảo Luật.

Trong đó, cần phải có sự phân loại cụ thể tài sản số để có những phương án quản lý khác nhau, như đối với tiền mã hóa thì có những quy định khác, tài sản số đại diện hoặc tài sản ảo trong hệ sinh thái kỹ thuật số thì cũng phải có những quy định khác nhau. ĐB nêu ví dụ, ở Trung Quốc hiện cấm hoàn toàn các giao dịch đối với tiền mã hóa nhưng lại cho phép giao dịch đối với một số tài sản số khác.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Ngoài ra, dự thảo Luật còn thiếu các quy định làm rõ trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số, qua đó tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy đây là một nội dung rất quan trọng, chẳng hạn như pháp luật của Liên minh châu Âu đặt ra những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của nhà phát hành tài sản số, như phải đăng ký hoạt động, phải cam kết chịu trách nhiệm pháp lý đối với các sản phẩm được phát hành và các nền tảng giao dịch và lưu trữ tài sản số phải được cấp phép hoạt động và phải duy trì bảo mật thông tin cũng như minh bạch trong quá trình giao dịch.

ĐB Tráng A Tủa (Đoàn Điện Biên) đề xuất định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số, bổ sung thêm các ví dụ về tài sản số như tài sản trí tuệ số NFT, tiền mã hóa và tài sản số liên quan đến dữ liệu lớn. Điều này giúp minh họa phạm vi áp dụng và tránh gây hiểu lầm. ĐB đề xuất sửa đổi theo hướng tài sản số bao gồm nhưng không giới hạn các loại tài sản như quyền sở hữu trí tuệ được số hóa, tài sản phi tập trung NFT, tiền mã hóa và dữ liệu số có giá trị kinh tế. Đồng thời, làm rõ hơn sự khác biệt giữa tài sản mã hóa và các tài sản số khác, quy định tài sản mã hóa có thể bao gồm cả các token tiện ích và token chứng khoán.

Về nguyên tắc quản lý tài sản số, theo ĐB Tráng A Tủa, cần làm rõ các giai đoạn của vòng đời tài sản số, như tạo lập, giao dịch, lưu trữ, hủy bỏ và trách nhiệm pháp lý tại từng giai đoạn. Điều này giúp cơ quan quản lý có cơ sở theo dõi và kiểm soát hiệu quả hơn.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số, ĐB đề nghị, nên bổ sung danh mục các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm xây dựng khung pháp lý liên quan đến công nghệ số, Bộ Tài chính quản lý các khía cạnh thuế, tài chính, Ngân hàng Nhà nước giám sát các hoạt động tài chính số.

Đại biểu Bế Trung Anh. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đại biểu Bế Trung Anh. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Nhận định dự luật có nhiều điều hay, thú vị, ĐB Bế Trung Anh (Đoàn Trà Vinh) lưu ý, hiện nay, chúng ta đã có xã hội số, có Chính phủ số và đặc biệt có kinh tế số. Theo ĐB, hiểu muốn có kinh tế số lành mạnh thì các giao dịch kinh tế số phải dựa vào các quy định của pháp luật. Trong Luật này đã định nghĩa về tài sản số, nhưng chưa có định nghĩa về tiền số. “Chẳng lẽ chúng ta lại mua bán, giao dịch tài sản số bằng tiền thật. Cho nên, tôi đề nghị cần phải có khái niệm ‘tiền số’ đưa vào để quản lý”, ĐB Trung Anh đề xuất.

Đọc thêm

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.