Cắn dây điện, bé gái 2 tuổi bị bỏng miệng hoại tử cằm

Tổn thương bỏng vùng miệng của cháu bé do dòng điện khi vào viện. Ảnh: BVCC
Tổn thương bỏng vùng miệng của cháu bé do dòng điện khi vào viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị khỏi một trường hợp điển hình bỏng vùng miệng do cắn vào dây điện của một bé gái 2 tuổi.

Theo đó, khoảng 13h ngày 23/5/2020, một bé gái 2 tuổi ở Thị trấn Lục Yên, Yên Bái trong khi chơi đã cắn vào dây điện, bị điện giật, gây bỏng vùng miệng.

Chị gái cháu bé (14 tuổi) ngồi trông em, nhưng mải xem điện thoại không để ý, nên tại nạn đáng tiếc đã xảy ra với em gái mình.

Sau khi cắn vào dây điện cháu bị bất tỉnh 10 - 15 phút, bé gái không được sơ cứu gì, gia đình chuyển cháu đến Bệnh viện Sản nhi Yên Bái, tại đây cháu bé được tiêm kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày.

Ngày 30/5/2020, cháu bé chuyển đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác với tổn thương bỏng diện tích 20cm2 (10cm2) sâu độ III, IV vùng miệng cằm; tình trạng toàn thân tỉnh, ăn kém, vùng miệng, cằm hoại tử ướt tiết dịch mủ nhiều. 

Với tổn thương bỏng sâu ở vùng miệng, bé sẽ có rất nhiều nguy cơ để lại di chứng sẹo co kéo vùng miệng. Khi bị sẹo gây co kéo vùng miệng sẽ gây ảnh hướng tới chức năng ăn uống qua đường miệng của cháu và thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Quá trình điều trị bé được chỉ định dùng kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, phẫu thuật ghép da mảnh.

Sau 24 ngày điều trị, bé gái đã được ra viện với tổn thương bỏng khỏi hoàn toàn vùng miệng và cằm.

Tổn thương bỏng vùng miệng của cháu đã khỏi khi ra viện. Ảnh: BVCC
Tổn thương bỏng vùng miệng của cháu đã khỏi khi ra viện. Ảnh: BVCC

Một số điều cần lưu ý dự phòng và sơ cứu cho trẻ bị bỏng điện

Trẻ bị bỏng điện hay gặp là do sờ tay vào phích cắm/ổ cắm điện bị hở và dây điện bị hở nên vị trí bỏng thường gặp ở tay hoặc chân. Trẻ bị bỏng vùng miệng do cắn vào dây điện bị điện giật là một trường hợp tuy ít hơn nhưng cũng rất hay gặp. 

Trẻ em bị bỏng điện xảy ra trong nhà là chủ yếu, do vậy, nên lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn. Sử dụng các ổ cắm có nắp đậy, có rơ le tự ngắt khi chập điện. Để ổ điện trên cao ngoài tầm với của trẻ.

Tuyệt đối không mắc dây điện trần trong nhà. Không cho trẻ chơi gần đường điện. Không cho trẻ nghịch dụng cụ điện. Không cho trẻ thao tác cắm điện. Cất kín dụng cụ điện. Bịt kít ổ điện khi không dùng đến. Không cho trẻ tự sửa chữa điện. Khi trông trẻ phải có sự giám sát thường xuyên của người lớn.

Khi phát hiện ra trẻ bị điện giật, phải bình tĩnh, nhanh chóng cắt nguồn điện hoặc dùng vật liệu cách điện sẵn có (đứng trên tấm ván gỗ khô, đi dép hoặc đeo găng tay cao su, gậy gỗ khô…) gỡ dây điện khỏi trẻ. Ngay sau đó kiểm tra chức năng sống của trẻ.

Nếu trẻ bị điện giật nhẹ, sau khi ngắt dòng điện, trẻ có thể tự phục hồi tỉnh táo, tự thở bình thường.

Nếu trẻ bị nặng, bất tỉnh, ngừng thở, ngừng tim cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu ngay lập tức cho trẻ, hà hơi thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực (làm ngay, không được vận chuyển). Chỉ chuyển trẻ đến bệnh viện gần nhất khi trẻ đã thở và tim đập trở lại.

Tăng cường giáo dục truyền thông kiến thức về sử dụng điện an toàn cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ bỏng điện ở trẻ em.  

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.