Cần cơ chế đột phá trong triển khai hai dự án trọng điểm quốc gia

Các đại biểu dự Tọa đàm trực tuyến.
Các đại biểu dự Tọa đàm trực tuyến.
(PLVN) - Nhiều ý kiến đề nghị cần có các cơ chế để tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia thực hiện triển khai các dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 vùng Thủ đô.

Hôm nay (4/5), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá” nhằm làm rõ vai trò huyết mạch của các dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Vành đai 4 vùng Thủ đô đối với sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới cũng như cần có các cơ chế để tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia thực hiện triển khai các dự án này.

Mở ra không gian phát triển mới

Nói về nhiệm vụ xây dựng dự án Vành đai 3 TP HCM, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trên thực tế, số lượng đường cao tốc chúng ta đạt được khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước.

Vì vậy, việc đặt ra mục tiêu hoàn thành 2 tuyến đường này tại thời điểm hiện nay là hết sức hợp lý khi quãng thời gian của giai đoạn trước 2011-2020, chúng ta không có điều kiện làm được điều này do khó khăn. Đến nay, chúng ta cơ bản đủ điều kiện cũng như công nghệ để triển khai. Thời điểm hiện nay đã chín muồi, mang ý nghĩa rất lớn khi gắn với mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030.

Đồng tình với Thứ trưởng Trần Quốc Phương rằng thời điểm hiện nay là quá chín muồi, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, quyết định làm 2 đường vành đai xuất phát từ quan điểm thực tiễn cấp bách và còn có căn cứ lý thuyết khi hai trung tâm kinh tế lớn suốt thời gian dài tắc nghẽn giao thông, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển đô thị. Việc đưa ra quyết định phải làm 2 tuyến đường của Chính phủ thể hiện tầm nhìn khác trước. Đây là 2 trong 5 dự án ưu tiên hàng đầu của quốc gia về giao thông, không chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế mà cả không gian đô thị, tầm cao đô thị phát triển.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Ở góc độ địa phương, với dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, không chỉ có Thủ đô Hà Nội mà cả vùng Thủ đô và Đồng bằng Bắc Bộ được hưởng các khả năng phát triển mới. Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô rõ ràng là mở rộng không gian phát triển kinh tế-xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng…

Còn Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Trần Quang Lâm nhấn mạnh, Vành đai 3 TP HCM có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng kết nối 4 địa phương (TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như giải quyết ùn tắc giao thông vùng nội đô các tỉnh; giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư, đặc biệt là các khu chế xuất, khu công nghiệp; tăng cường kết nối giao thông các tỉnh trong vùng, đặc biệt từ Đông sang Tây; hoàn thành hệ thống cao tốc đi các nước bạn; cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…

Kỳ vọng vào các giải pháp đột phá

Tuy nhiên, đại diện các địa phương cũng thẳng thắn đề cập đến những khó khăn trong triển khai dự án. Bởi khó khăn lớn nhất với cả hai dự án là công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô còn có khó khăn khác là thực hiện mô hình Nhà nước phối hợp với xã hội, tức là đầu tư công kết hợp đầu tư công tư. Thực tế, rất nhiều dự án PPP-BOT phải chuyển đổi sang đầu tư công đáp ứng với từng thời kỳ khôi phục, phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Chính phủ, Hà Nội quyết tâm triển khai dự án này theo hình thức PPP.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 2 dự án Vành đai 3 TP HCM và Vành đai 4 TP Hà Nội, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, các nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù với công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài việc tách ra là dự án độc lập, thực hiện trước và sớm thì có thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng.

Trong đó, 2 công việc chủ chốt có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu là di dời các hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cần phải giải phóng và tái định cư. Việc kiến nghị cho phép chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng cũng được kỳ vọng là rút ngắn thời gian cho công tác giải phóng mặt bằng.

Về nguồn vốn, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) Dương Bá Đức cho biết, rất may mắn khi 2 tuyến đường này đi qua 2 vùng kinh tế trọng điểm, duy nhất có tỉnh Long An nhận ngân sách Trung ương. Hiện đã phân bổ cho bộ, ngành và địa phương, ngoài ra có phần để lại chưa sử dụng, đều tập trung cho 2 tuyến đường này.

Riêng về cơ chế lồng ghép giữa ngân sách Trung ương và địa phương, Quốc hội (QH) sẽ tiếp tục cho cơ chế. Hết tháng 4, số thu ngân sách của 7 địa phương cơ bản đều đạt và vượt nên có kiến nghị giao tăng phần cân đối địa phương. Đây là điều đáng mừng, các địa phương đều có quyết tâm, ý chí chính trị để tăng nguồn vốn chia cho đầu tư. Đối với kiến nghị Chính phủ phát hành trái phiếu trung hạn, phương án này là hợp lý và bắt buộc vẫn phải tính trong bội chi ngân sách.

Từ thực tiễn dự án cao tốc phía Đông giai đoạn 1, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, Bộ đã tham mưu Chính phủ đưa ra một số cơ chế chính sách thuộc các nhóm vấn đề về phân cấp phân quyền, về cơ chế chỉ định thầu, về cơ chế nguồn vật liệu để Chính phủ xem xét trình QH ban hành cơ chế đặc thù cho hai dự án này.

Chẳng hạn đối với cơ chế nguồn vốn cho đầu tư, Bộ xin phép cho sử dụng linh hoạt nguồn vốn của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để phát triển dự án; cho phép tăng tổng mức đầu tư trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tạm thu của các địa phương. Xin phép QH cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu để các địa phương vay lại nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ giải ngân cho dự án, đặc biệt trong giai đoạn 2024-2025.

Hay về phân cấp và tổ chức thực hiện dự án, trước hết phân chia dự án thành các dự án thành phần, giao địa phương tổ chức thực hiện, như TP HCM và Hà Nội cũng có ý kiến giao hai TP này chủ trì, chịu trách nhiệm trước QH. Kiến nghị QH giao Ủy ban Thường vụ QH quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong trường hợp cần điều chỉnh theo quy định. QH giao Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong điều kiện không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án đã được QH thông qua…

Hiện nay, quy mô giải phóng mặt bằng đối với Vành đai 4 vùng Thủ đô tương đối lớn, 1.341 ha cho cả 3 tỉnh, TP; chiếm 19.000 tỷ trên tổng mức đầu tư 85.813 tỷ, dưới 25%. Riêng TP Hà Nội phải có một phương án bồi thường tái định cư cho khoảng 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, đã chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha. Khi vượt qua khó khăn này, các dự án thành phần kế tiếp như dự án nhóm 2 đường song hành đô thị sẽ diễn ra từ năm 2022-2026; đặc biệt dự án trung tâm PPP-BOT với 65% đi trên cao, 35% đi dưới thấp để tạo ra điều kiện phát triển đô thị hai bên tuyến sẽ phải hoàn thành trong năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...