Cận cảnh những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên

Những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Mỵ Châu
Những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Mỵ Châu
(PLVN) - Tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên đã được tiêm cho các cán bộ, y bác sĩ trực tiếp tham gia chống dịch. Và trong sáng nay (8/3) sẽ có khoảng 30-50 mũi vắc xin được tiêm.

Vắc xin phòng Covid-19 sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này là vắc xin của AstraZeneca, một trong ba vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca sử dụng lần này, mỗi người trên 18 tuổi sẽ được tiêm 2 mũi vắc xin, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 12 tuần với liều lượng 0,5ml, tiêm bắp.

Dự kiến trong sáng nay, tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ có khoảng 30-50 mũi vắc xin được tiêm. Ảnh: Mỵ Châu
  Dự kiến trong sáng nay, tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ có khoảng 30-50 mũi vắc xin được tiêm. Ảnh: Mỵ Châu

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh đang công tác tại Khoa nhi, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương là một trong những y, bác sĩ đầu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Chia sẻ cảm xúc của mình, bác sĩ Oanh cho hay: “Khi được là một trong những y bác sĩ nữ đầu tiên được tiêm vắc xin, tôi  cảm thấy hồi hộp, lo lắng một chút vì có con nhỏ, lo lắng việc cho con bú. Nhưng khi được nghe các anh giải thích, mình đã yên tâm hơn và đồng ý tham gia tiêm đợt này”.

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh đang công tác tại Khoa nhi, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương là một trong những y, bác sĩ đầu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Bác sĩ Oanh cũng cho biết, khi quyết định tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đợt này gia đình đều ủng hộ, vì việc tiêm này gia đình yên tâm hơn do đây cũng phục vụ cho công việc của bác sĩ Oanh.

“Hiện tại, tôi đã hiểu hết tác dụng của vắc xin. Sau khi tiêm sẽ được theo dõi từ 1 đến 2 ngày, có vấn đề sẽ báo lại. Tiêm xong rồi cảm giác đỡ lo hơn. Khoảng 12 tuần sau tôi sẽ được tiêm nhắc lại”, bác sĩ Oanh nói.

Ảnh: Mỵ Châu
Ảnh: Mỵ Châu

Cũng là một trong những y, bác sĩ được tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên  trong sáng nay, Ths. Phạm Thị Nguyệt Quyên, phụ trách phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: “Tôi rất vui và vinh dự vì là những người được tiêm vắc xin đầu tiên, đây cũng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người đứng đầu trong việc phòng chống dịch. Sau 30 phút theo dõi, tôi thấy hoàn toàn bình thường. Thực ra tôi không lo lắng cũng không hồi hộp, có những lúc bệnh dịch bùng phát mình còn không lo lắng, giờ được tiêm vắc xin thì mình thấy không có gì phải lo cả. Gia đình cũng đều ủng hộ”.

Một bác sĩ đang thực hiện khai thông tin trước khi tiến hành tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: Mỵ Châu
 Một bác sĩ đang thực hiện khai thông tin trước khi tiến hành tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: Mỵ Châu

Trước đó, ngày 6/3/2021, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn trực tuyến triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và xử trí sốc phản vệ cho nhân viên y tế các tuyến tỉnh, huyện, xã trên cả nước và nhân viên hệ thống tiêm chủng VNVC.

Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca sử dụng lần này là vắc xin mới, vì vậy ngành y tế các cấp cũng đã chuẩn bị tốt nhất cho tình huống có thể xảy ra. Tại tất cả các điểm tiêm, công tác chuẩn bị đã được thực hiện chu đáo, hộp chống sốc được trang bị đầy đủ để xử trí tại chỗ kịp thời. Các bệnh viện cũng đã sẵn sàng tổ chức các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các điểm tiêm. Do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong quá trình triển khai tiêm chủng lần này, ngoài đảm bảo an toàn tiêm chủng, các địa phương phải tuân thủ nghiêm các quy chuẩn kỹ thuật phòng lây nhiễm SARS-CoV-2.

Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phòng chống sốc và xử trí kịp thời. Ảnh: Mỵ Châu
Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phòng chống sốc và xử trí kịp thời. Ảnh: Mỵ Châu

Hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn cho người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 là ưu tiên cao nhất, Bộ Y tế sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát cùng với các địa phương về thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ”, đảm bảo sẵn sàng các phương tiện phòng chống sốc và xử trí kịp thời, yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc đúng đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc xin.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.