Cán bộ sống xa hoa - không đạo lý nào chấp nhận điều đó!

Hình minh họa. Nguồn Internet
Hình minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Có một thực trạng rất rõ ràng là không ít cán bộ nhà nước giàu lên nhanh chóng, trong khi mặt bằng tài sản của đại đa số nhân dân không thể nào theo kịp. 

Chỉ giữ chức trưởng phòng của một huyện, sở hữu nhà lầu, xe hơi, có mức sống phong lưu dường như đã quá phổ biến, chẳng mấy ai quan tâm. Cỡ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở biệt thự riêng,đi xe sang, con du học nước ngoài là chuyện bình thường, ai cũng thấy. "Cán bộ to" vì xa dân nên mọi người chỉ biết khi báo chí nêu có cổ phần lớn, thu nhập vài trăm tỷ mỗi năm, còn có những khối bất động sản to lớn nào, gửi nhà băng ở nước ngoài bao nhiêu thì chỉ là sự đồn đoán.

Sự giàu lên của một bộ phận cán bộ cũng tạo ra nghịch cảnh khi đời sống dân chúng nhiều nơi còn khốn khó, học sinh phải đu dây qua suối đến trường, mới đây, có em phải bỏ không ôn thi vì đói. Có trường hợp xã nghèo, xin trợ cấp thường xuyên mà Bí thư, Chủ tịch xã đi xe hơi đến trụ sở làm việc, ngồi trong phòng lạnh, cách đó không xa dân đang đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên cánh đồng.

Đất nước thì nợ công tăng cao, nợ xấu nhiều, công chức với đồng lương chật vật, người lao động mưu sinh vất vả..., thế mà một số lãnh đạo lại giàu sang, phô trương một lối sống xa hoa là hình ảnh của bất công xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong các tầng lớp xã hội, không đạo lý nào có thể chấp nhận điều đó cả.

Lý giải nguồn gốc tài sản của mình khi bị dư luận săm soi, cán bộ cho rằng sở dĩ mình có là do “làm thối móng tay”, là cóp nhặt từ “đồng lương và kinh doanh bia hơi”, thậm chí từ việc “chạy xe ôm” ngoài giờ làm việc. Mới đây, khi báo chí phản ảnh các biệt thự của quan chức đầu tỉnh tọa lạc trên bãi đất vàng thì lãnh đạo địa phương cho rằng sự sở hữu đó đều “đúng quy định pháp luật”, “đấu thầu đúng quy trình” và còn lý sự “công dân có quyền tài sản”. Những giải thích đó đều không trả lời trúng trọng tâm vào vấn đề mà dư luận quan tâm: Khối tài sản đó do đâu mà có?

Vì vậy, khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chủ trương và thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài sản của khoảng 1000 cán bộ thuộc sự quản lý của mình, dư luận hết sức hoan nghênh và kỳ vọng vào sự nghiêm minh của việc làm này. Minh bạch tài sản của cán bộ vừa được lòng dân, vừa ngăn ngừa được tham nhũng, vừa bảo vệ danh tiếng, phẩm chất của người lãnh đạo.

Giàu có không phải là xấu xa mà là điều tốt đẹp, “phú gia địch quốc” là niềm tự hào chứ sao! Tài sản chính đáng làm ra từ trí tuệ và bàn tay của mình thì có gì phải ngại ngùng, che giấu và giải thích vòng vo, chẳng ai tin cả! 

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.