Cảm nghĩ mùa xuân về kiến tạo và niềm tin

Cảm nghĩ mùa xuân về kiến tạo và niềm tin
(PLO) - 70 năm trước, giữa lúc vận nước non trẻ đang nguy nan, Chính phủ cùng toàn dân vừa bước vào cuộc chiến đấu không cân sức để giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước, tự do của dân tộc,  Bác Hồ - người đứng đầu Chính phủ kháng chiến, đã viết “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z.

Người bắt đầu cuốn sách bằng “Phê bình và sửa chữa” vào mùa thu năm 1947 khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền mới chỉ tròn hai năm để cảnh báo cho các công bộc của dân về những căn bệnh mà các tổ chức Đảng, mỗi đảng viên, mỗi công chức đã và sẽ có thể mắc phải, gây nguy hại cho kỷ luật và uy tín của Đảng, Chính phủ trong nhân dân khi tự biến mình thành “quan cách mạng”. Một cuốn sách nhỏ, chỉ  trên dưới trăm trang giấy, nhưng mỗi dòng, mỗi ý ngắn gọn, đơn giản, khúc chiết đều đã được nghiền ngẫm, đúc kết từ “mấy điều kinh nghiệm” tâm can của Người.

Đinh Dậu năm nay, Mùa Xuân về vào những ngày Đảng kỉ niệm 87 năm lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng, 72 năm là Đảng cầm quyền, “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ còn là bài học của quá khứ mà đang thực sự trở lại là quyết tâm chính trị của toàn Đảng và hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh, tự đấu tranh có tính sống còn để lấy lại niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Đặc biệt, đối với Chính phủ, từ Thủ tướng đến công chức xã, “Sửa đổi lối làm việc” là một đòi hỏi cấp bách nhưng cũng là thách thức rất lớn, nếu không nói là vô cùng lớn, để thực hiện bằng được cam kết đã trở thành thông điệp làm nức lòng dân từ phía người đứng đầu Chính phủ là “Xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển” cùng với những nội dung được từng bước cụ thể hoá: Chính phủ hành động, Chính phủ nói đi đôi với làm, Chính phủ phục vụ nhân dân, Chính phủ liêm chính….

Nói thách thức vô cùng lớn là bởi những căn bệnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo 70 năm trước trong “Sửa đổi lối làm việc” như bệnh tham lam nhưng lười biếng, bệnh hiếu danh, kiêu ngạo, óc lãnh tụ cùng với óc hẹp hòi (hẹp hòi giữa người cũ và người mới, giữa người trong đảng và ngoài đảng, giữa các địa phương…), bệnh cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng… ở những nơi, những tổ chức, những con người không được phòng chống nghiêm ngặt đã phát triển thành những chứng nan y: “lợi ích nhóm”, “tư bản thân hữu””, “sân sau của gia đình”, sự kết hợp giữa quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách… gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế, làm tổn thương sâu sắc thanh danh, uy tín của Đảng, tình cảm và niềm tin của dân đối với Đảng, “là điều mất mát lớn nhất trong tình cảm của nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn phiền nhất" như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định ngày 27/5/2016 tại Hội nghị của Ban Dân vận Trung ương triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XII.

Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ- hành pháp với nhiệm vụ trọng tâm là làm tốt công tác xây dựng và tổ chức thi hành thể chế, phải thực sự là Chính phủ kiến tạo môi trường, hành lang chính sách, pháp luật minh bạch, thuận lợi cùng với những cơ chế và đội ngũ công chức có đủ năng lực, đạo đức, trách nhiệm công vụ để vận hành các chính sách, cơ chế đó vì lợi ích, sự ổn định và phát triển của mọi người dân, doanh nghiệp.

 Với sự khởi đầu nhiệm kỳ của Chính phủ kiến tạo bằng việc ban hành hai nghị quyết quan trọng về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020  , Chính phủ đã thể hiện ngay từ đầu mong muốn tạo sự chuyển biến từ chính cơ quan cao nhất của hệ thống hành chính nhà nước theo cách thức “nói đi đôi với làm”.

Với vai trò của người chịu trách nhiệm “lãnh đạo công tác của Chính phủ, lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật” theo Hiến pháp năm  2013, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm khả thi, hợp lý, phải đánh giá kỹ tác động của chính sách, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động; các quy định, chính sách phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh, răn đe của luật pháp, đặc biệt phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng quan hệ tốt với chính quyền sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm…

 Để làm được theo yêu cầu đó, không phải chỉ cần có quy trình, thủ tục  làm chính sách, làm luật tốt (mà Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã xác lập một bước), điều quan trọng hơn là phải “Sửa đổi lối làm việc” của từng công chức chuyên môn và công chức quản lý, công chức lãnh đạo ở từng vị trí trong cả “dây chuyền” làm ra chính sách từ đề xuất đến thẩm định, thẩm tra và phê duyệt chính sách.

Đó là những sửa đổi mà từ cách đây 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “phải đưa chính trị vào giữa dân gian”, mọi chính sách, nghị quyết không được từ “trên dội xuống” , việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên”; việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, giải thích cho dân chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý, do dân chúng vui lòng ra sức làm, bất kỳ thành công hay thất bại đều cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận - “như vậy hơi phiền một chút, phiền cho những người biếng học hỏi và giải thích nhưng việc gì cũng nhất định thành công”.

Về yêu cầu đánh giá kỹ tác động của chính sách, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động trước khi lựa chọn chính sách, từ cách đây 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra hai cách làm là: “nếu chính sách, nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thi thì để họ đề nghị sửa chữa, dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa…- thế là phụ trách trước nhân dân, trước Đảng và Chính phủ”; ngược lại, nếu không sửa đổi lối làm việc mà vẫn theo cách đánh giá chủ quan, quan liêu, áp đặt thì kết quả sẽ làm cho dân chúng nghi ngờ, uất ức, bất mãn… Và Người khẳng định: “Làm việc theo lối quan liêu là tách rời lợi ích của nhân dân với chính sách của Đảng và Chính phủ, là để cho dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”.

Cải cách chính trị đồng bộ với cải cách kinh tế là một trong những bài học sâu sắc được rút ra từ 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng. Mọi cải cách đều phải bắt đầu từ con người, mọi thành bại của cải cách đều do con người quyết định.  Kinh nghiệm đầu tiên trong “Sửa đổi lối làm việc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra là “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong”.

Chính phủ kiến tạo không thể thành công nếu không có cán bộ, công chức có ý thức và trách nhiệm kiến tạo phát triển ngay trong từng vị trí –việc làm của mình, hay như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: địa phương phải có khát vọng phát triển để tỉnh mình không còn nghèo, không phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách và “Cả hệ thống chúng ta phải có khát vọng chuyển biến tình hình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”, hành động thực sự hướng về người dân, doanh nghiệp. Và để có khát vọng chuyển biến, để khát vọng đó của mỗi con người, mỗi mắt xích trong hệ thống biến thành hành động thực tế thì Hồ Chủ tịch đã chỉ ra: cần có Dân chủ, Sáng kiến và Hăng hái ngay trong mỗi tổ chức, mỗi cơ quan- Dân chủ để mỗi công chức đều được và muốn nói ra điều họ nghĩ; sáng kiến là bất kỳ việc to, việc nhỏ hễ làm thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội; sáng kiến được  ghi nhận, được khen ngợi thì người đó càng hăng hái và những người khác cũng noi theo…

Đó chính là phương thức  tạo nên sự chuyển biến của cả hệ thống, bắt đầu từ lời nói đi đôi với việc làm thiện tâm của người đứng đầu Chính phủ, của Tư lệnh mỗi bộ, ngành, địa phương và của ngay mỗi công chức hành chính nhà nước. Chỉ có như vậy, Chính phủ mới có thể không chỉ thổi sức sống mới hy vọng mà sẽ thực sự lấy lại được niềm tin xã hội, niềm tin thị trường, niềm tin của NHÂN DÂN. 

Mùa Xuân, mùa của Kiến tạo Hy vọng, Niềm tin.

Hà Nội, 19/12/2016

                     TS.Dương Thị Thanh Mai

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.