Các tỉnh Đông Nam bộ khởi động loạt dự án đường sắt đô thị

Các tỉnh Đông Nam bộ khởi động loạt dự án đường sắt đô thị
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xác định đường sắt đô thị là “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đều đã khởi động, chuẩn bị đầu tư và đưa vào vận hành loạt dự án để giảm áp lực ùn tắc giao thông tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

TP HCM: Trên 95% khối lượng công việc đã hoàn thành

Nhà thầu Hitachi vừa có văn bản gửi chủ đầu tư dự án tuyến metro số 1 là Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM để đề xuất việc trình diễn chạy tàu toàn tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên vào ngày 31/8. Theo đó, lộ trình chạy trình diễn có lộ trình từ ga Suối Tiên đến ga Bến Thành và ngược lại với số lượng hành khách trên tàu khoảng 20 người.

Đoàn tàu Metro số 1 chạy thử tại TP Thủ Đức hồi tháng 4/2023Đoàn tàu Metro số 1 chạy thử tại TP Thủ Đức hồi tháng 4/2023

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM, toàn dự án đã hoàn thành hơn 95% khối lượng công việc. Các bộ phận chức năng đang nỗ lực phối hợp với các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm hoàn tất công tác thi công vào cuối quý IV/2023 và đưa vào vận hành thương mại.

Dự án tuyến metro số 1 được khởi công từ năm 2012 với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng. Tuyến metro này dài 19,7 km, trong đó 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Công trình có 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Khi đi vào vận hành, tốc độ tối đa của tàu là 110 km/giờ (đoạn trên cao) và 80 km/giờ (đoạn hầm).

TP HCM đề xuất nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kết nối với hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, việc kéo dài tuyến metro số 1 từ TP HCM tới các tỉnh Đông Nam bộ đang mở ra những triển vọng mới cho việc phát triển giao thông đô thị hiệu quả. Tuyến metro số 1 giúp nâng cao sự kết nối và tương tác giữa các thành phố và khu vực trong vùng, giảm bớt áp lực giao thông đường bộ và đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Phương án kéo dài tuyến metro số 1 với tổng chiều dài 47,8 km đi trên cao từ ga S0 chia ra làm 2 nhánh. Nhánh 1 đi về Đồng Nai có chiều dài khoảng 18,3km, từ ga S0 đi qua ngã 3 Vũng Tàu đến Chợ Sặt sau đó về khu vực Hố Nai (Trảng Bom). Nhánh 2 đi về Bình Dương có chiều dài khoảng 29,5km, từ ga S0 đi đến nút giao Bình Chuẩn đến Khu liên hợp tỉnh Bình Dương.

Việc kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 giúp tạo ra một hệ thống giao thông công cộng tích hợp, giảm tắc nghẽn đường và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, việc tận dụng hạ tầng sẵn có cùng với việc xây dựng mới đang tạo nên một mạng lưới giao thông sắt linh hoạt và tiện ích.

Bà Rịa Vũng Tàu: Lập báo cáo tiền khả thi kết nối đường sắt kết với cảng biển

Việc tạo ra sự kết nối tuyến đường sắt với cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu. Trong đó tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới đường sắt trong giai đoạn đến năm 2025, đến năm 2030 sẽ phấn đấu khởi công tuyến đường sắt này.

Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ có tuyến đường sắt kết nối đô thị

Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ có tuyến đường sắt kết nối đô thị

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Chiều dài tuyến đường sắt khoảng 128 km với tổng mức đầu tư là 6,2 tỷ USD. Với tổng mức đầu tư lớn, dự án này đang kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2025 huy động nguồn lực đầu tư Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết thêm.

Tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu điểm đầu tại ga Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tới điểm cuối là Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Theo ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh đang tính phương án tuyến đường sắt này đi theo trục đường giao thông Quốc lộ 51 – Quốc lộ 51B.

Ông Thọ cũng đề nghị các sở, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác quy hoạch để sớm triển khai vị trí ga và hướng tuyến của dự án.

Bình Dương: Chi 50.000 tỷ làm đường sắt nối các đô thị hướng tâm

Còn lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng đã có phương án cho việc xây dựng tuyến đường sắt đô thị để giải bài toán tắc nghẽn giao thông, tiết kiệm thời gian di chuyển nội đô, hướng đến giao thông bền vững, hài hoà với môi trường.

Theo quy hoạch, đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ có tuyến đường sắt kết nối đô thị với điểm đầu từ ga Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng), Bến Cát, TP Tân Uyên, TP Thuận An và TP Dĩ An. Với dự toán đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, tuyến đường sắt dài khoảng 50 km với 6 ga Bàu Bàng, An Bình, Bình Chuẩn, Bình Dương, Chánh Lưu, Tân Hưng. Dự kiến đến quý II/2027 dự án sẽ được khởi công.

Nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kết nối với tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.Nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kết nối với tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.

Ngoài những tuyến đường sắt đô thị, tỉnh Bình Dương cũng triển khai nhiều phương án kết nối tuyến đường sắt vùng Đông Nam bộ, TP HCM. Đại diện Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết đang xây dựng phương án tuyến đường sắt kết nối Dĩ An – Biên Hoà – Vũng Tàu với tổng chiều dài khoảng 125 km, từ huyện Bàu Bàng tới cảng Cái Mép – Thị Vải. Bổ sung hướng tuyến từ ga Dĩ An – nút giao Phước Tân (điểm giao đường sắt Trảng Bom - Hoà Hưng với đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu).

Việc kết nối tuyến đường sắt vùng Đông Nam bộ đang đóng góp tích cực vào sự phát triển đô thị và kinh tế của khu vực này. Sự hiệu quả và bền vững của việc này còn phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân, để cùng nhau xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.