Các phương án tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những đối tượng có nguy cơ cao

Số vaccine ngừa COVID-19 vừa nhập về dự kiến sẽ ưu tiên tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao, với khoảng hơn 50.000 người, mỗi người tiêm 2 mũi. Ảnh: VGP
Số vaccine ngừa COVID-19 vừa nhập về dự kiến sẽ ưu tiên tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao, với khoảng hơn 50.000 người, mỗi người tiêm 2 mũi. Ảnh: VGP
(PLVN) - Chiều nay (24/2), sau khi lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên về Việt Nam,  Bộ Y tế họp khẩn về việc kiểm định chất lượng và dự kiến các phương án sẽ tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao.

Trước đó, Bộ Y tế đã công bố hướng dẫn về việc tiêm vaccine COVID-19, trong đó nêu rõ 11 nhóm đối tượng ưu tiên. Theo hướng dẫn này, vaccine sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp dựa trên các tiêu chí: Khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do COVID-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông quan trọng.

Theo Bộ Y tế, với số lượng 4.886.600 liều vaccine ngừa COVID-19 được COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam (25-35% trong quý I/2021 và 65-75% trong quý II/2021), sẽ được phân bổ cho các nhóm đối tượng như sau.

Trong quý I, dự kiến khoảng 1,2 triệu liều sẽ tiêm cho khoảng 500.000 nhân viên y tế và khoảng 116.000 nhân viên tham gia phòng chống dịch.

Trong quý II, COVAX sẽ cung ứng khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người. Trong đó, dự kiến có khoảng 9.200 cán bộ hải quan, 4.080 cán bộ ngoại giao, 1.027.000 quân nhân, 304.000 cán bộ, chiến sĩ công an, 550.000 giáo viên sẽ được tiêm vaccine.

Tới quý III, COVAX Facility sẽ hỗ trợ vaccine cho các quốc gia để tiêm chủng cho tối đa 20% dân số. Theo đó, trong quý III, Việt Nam sẽ có khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người được tiêm. Số lượng vaccine này sẽ dành cho khoảng 750.000 giáo viên, 7.600.000 người trên 65 tuổi, 1.930.000 người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch) và 7.000.000 người mắc bệnh mạn tính trưởng thành.

Như vậy, dự kiến Việt Nam sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng 18,3 triệu người thuộc 11 nhóm đối tượng ưu tiên.

Việt Nam hướng tới mục tiêu 80% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19

Theo kế hoạch của Bộ Y tế, việc tiêm vaccine để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam hướng tới mục tiêu 80% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tuy nhiên, căn cứ nguồn cung ứng vaccine hiện nay, mục tiêu trong giai đoạn 2021-2022 cụ thể là bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có đủ nguồn vaccine; 95% đối tượng nguy cơ được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo tình hình dịch; đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trên cả nước sáng 19/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế cũng khuyến khích các doanh nghiệp nếu có nguồn vaccine nhập khẩu, có thể phối hợp với Bộ Y tế để đưa vaccine về Việt Nam để "cố gắng trong năm 2021, mọi người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận với vaccine".

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...