Các kịch bản quân đội Nga tiến vào Ukraine nếu tình hình xấu đi

0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh tình hình liên quan đến Ukraine căng thẳng, quân đội Nga có ít nhất 6 lựa chọn quân sự sau, mỗi phương án đều có các hậu quả riêng.

Các phương án quân sự của Nga

1- Tạm thời rút một số quân khỏi vùng biên giới và tập trung vào giải pháp ngoại giao trong khi tiếp tục hậu thuẫn cho lực lượng vũ trang nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Đó là trạng thái trước khi quân đội Nga tiến tới sát biên giới hai nước. Trên thực tế, đây không hẳn là một lựa chọn của quân đội Nga. Nếu vấn đề được giải quyết thông qua phương thức ngoại giao, chúng ta sẽ không phải chứng kiến tình hình hiện nay ở Ukraine.

Ảnh minh họa của Blue Diamond Gallery

2- Tiến quân vào Donetsk và Luhansk dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình, và duy trì hiện diện quân sự tại đó tới khi đạt được một kết quả có lợi cho Đông Ukraine và Nga thông qua đàm phán hòa bình. Kịch bản này khó xảy ra. Vì với việc quân Nga đóng sát biên giới, ít khả năng quân đội Ukraine sẽ đánh bại được lực lượng vũ trang ly khai.

3- Tiến vào lãnh thổ Ukraine cho tới khi chạm bờ đông sông Dnieper. Con sông này không chỉ là đường phân giới địa lý chính ở Ukraine, mà còn là đường phân cách 2 nhóm dân cư. Nửa phía tây của sông Dnieper chịu ảnh hưởng của Ba Lan và Công giáo La Mã, tính dân tộc Ukraine ở đây mạnh hơn nơi khác. Nửa phía đông của sông thì chịu ảnh hưởng nhiều hơn của Nga và Chính thống giáo. Dân cư ở nửa đông này thân thiện với Nga hơn. Nga sẽ dễ dàng ổn định tình hình trên thực địa ở khu vực này sau khi can thiệp quân sự. Trong tình huống đó, Nga sẽ giải quyết các vấn đề ở Đông Ukraine dứt điểm một lần.

4- Tiến quân từ biển Azov tới bờ Biển Đen, đồng thời hành quân dọc theo sông Dnieper. Trong phương án này, một cầu đất sẽ được mở giữa Nga, Crimea, và Transnistria. Lúc đó, Ukraine sẽ trở thành một quốc gia tứ bề là đất liền, không có đường ra biển. Còn bán đảo Crimea (do Nga kiểm soát) cũng sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nước ngọt.

5- Tiến vào biển Azov và bờ Biển Đen. Nhưng đây là lãnh thổ bằng phẳng không có các cứ điểm phòng ngự mạnh. Nơi đây cũng thiếu sông núi thuận tiện cho phòng thủ bờ đông của sông Dnieper.

6- Tiến quân vào toàn lãnh thổ Ukraine. Đây là phương án có quy mô lớn nhất và có tác động lớn nhất về chính trị, quân sự và kinh tế. Phương án này cũng đặt quân đội Nga vào thế đối đầu trực diện lần đầu tiên với khối quân sự NATO kể từ khi Liên Xô tan rã (ngoài ba nước Baltic).

Trường hợp dừng ở Dnieper

Nếu sông Dnieper là điểm đến, ba lộ trình chính sẽ bao gồm các tuyến phía bắc, miền trung, và phía nam.

Tuyến phía bắc tập trung vào tấn công Kiev một cách riêng rẽ. Nếu Belarus hợp tác, quân đội Nga có thể đi vòng tránh khu vực Chernobyl vốn không thích hợp cho trung chuyển, để rồi tấn công Kiev từ sườn và sau lưng.

Tuyến Novyurkovich-Chernihiv-Kiev dài khoảng 250km, còn tuyến Tropotnoy-Konotop-Nizin-Kiev dài khoảng 320km. Nếu quân đội Nga có đi qua lãnh thổ Belarus, thì tuyến Masur-Korosten-Kiev chỉ dài khoảng 250km. Với sức mạnh vượt trội của mình, quân đội Nga có thể bao vây kín thành phố này trong sớm nhất là 3 ngày và lâu nhất là 7 ngày.

Nếu tiến qua ngả miền trung, Nga có 3 tuyến để đi: Tuyến Belgorod-Kharkov-Poltava-Kremenchuk (dài khoảng 320km), tuyến Donetsk (có thể chia làm 2 cung lớn là Netsk-Dnipro và Donetsk-Zaporizhzhia, mỗi cung dài khoảng 220km), và tuyến Rostov-Mariupol-Bertyansk-Melipol, lấy sông Dnieper làm mục tiêu chính. Nếu quân đội Nga có thể vòng tránh Kharkov và thẳng tiến thì họ có thể tới Dnieper trong sớm là 3 ngày, lâu là 7 ngày.

Tuyến phía nam xuất phát từ Crimea. Sườn phía đông và phía nam của tuyến miền trung hành quân tách biệt và hội tụ ở Melipol, trong khi sườn phía tây tiến tới cửa sông Kherson của sông Dnieper. Chiến dịch này có thể hoàn thành trong 3-7 ngày. Tuy nhiên, tuyến hậu cần thông qua cầu Kerch và Crimea sẽ không dễ dàng hậu thuẫn cho một cuộc chuyển quân quy mô lớn.

Chiến dịch đồng thời đi theo 3 tuyến sẽ có quy mô và tác động lớn nhất.

Nếu mặt trận phía nam không dừng lại tại sông Dnieper, việc tiến quân tới Dnieper có thể là pha đầu trong một chiến dịch với pha hai được thực hiện bằng cuộc đổ bộ đường biển lên Odessa cùng lúc quân Nga vượt qua sông Dnieper.

Nếu hoạt động quân sự trên thành công, con đường phía bắc sẽ mở hành lang trên bộ với Transnistria (một dải đất nằm giữa Moldova và Ukraine), còn con đường phía nam sẽ mở kết nối với Bujak (nằm về phía nam Moldova). Vùng ảnh hưởng của Nga khi đó sẽ tiến sát biên giới Romania.

Trường hợp vượt qua mốc Dnieper

Nếu Nga quyết định tiến sang bờ tây sông Dnieper thì họ sẽ cần thêm một chiến dịch 2 giai đoạn nữa, với một chặng dừng ngắn trên tuyến Vinnytsia-Zhytomyr-Korosten để nhận tiếp tế. Sau đó, quân Nga sẽ tiếp tục tiến về phía tây, tới sát biên giới của Hungary, Slovakia và Poland.

Vinnytsia là một điểm quan trọng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô trước đây. Bộ chỉ huy mặt trận phía Đông của trùm phát xít Đức Hitler từng đặt đại bản doanh tại vị trí cách Vinnytsia 12km về phía bắc.

Nếu quân đội Nga đủ mạnh thì với sự hợp tác chính trị từ phía Belarus, họ sẽ có khả năng kết hợp 2 pha của cuộc tiến quân về phía tây sông Dnieper thành một chiến dịch. Xuất phát từ Belarus, các lực lượng Nga có thể hành quân dọc theo biên giới Ba Lan và cắt đứt đường rút lui của quân Ukraine cũng như sự kết nối với NATO. Cách khác là vu hồi tuyến Vinnytsia-Zhytomyr-Kristen và hội quân với lực lượng Nga ở mặt trận phía đông.

Có thể thấy rằng hậu cần quân đội Nga vẫn phụ thuộc nặng vào vận tải đường sắt, nên đường phát triển tiến công sẽ bám theo tuyến đường sắt. Các trạm đường sắt quan trọng sẽ là tâm điểm của các cuộc chiến.

Quân đội Nga giỏi đánh chớp nhoáng. Nhưng Ukraine là một nước rất lớn, bề ngang Đông-Tây rộng hơn 1.000km, còn bề dọc Bắc-Nam là hơn 600km. Ukraine có dân số 41 triệu người, bao gồm nhiều thành phố không hề nhỏ.

Khi ấy, quân đội Nga nếu tiến đánh sẽ phải tác chiến thật nhanh chóng, bỏ qua các thành phố và chọc thẳng đến hậu cứ đối phương. Nếu không, cuộc tiến công đó của Nga sẽ rơi vào tình trạng bế tắc như ở Grozny (nơi chỉ có 400.000 dân).

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.