Các đơn vị chức năng vào cuộc vụ ngộ độc Botulinum

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo việc điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo việc điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo về vụ ngộ độc nghi do độc tố Botulinum, Cục đã đề nghị Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thông báo rộng rãi cho cộng đồng.

Liên quan đến ca 2 ngộ độc Botulium, khiến 1 người tử vong, nhiều người đang nguy kịch, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nhanh chóng có động thái tích cực. Cục đã đề nghị Sở Y tế Bình Dương khẩn trương chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thông báo rộng rãi cho cộng đồng để những người dân đã từng đến tham dự bữa trưa ngày 20/3/2021 tại miếu Chiêu Liêu (khu dân cư Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một) khai báo tại cơ sở y tế gần nhất.

Đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khoẻ thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo việc điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay; xác định rõ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình liên quan đến các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đã sử dụng.

Cùng với đó, Cục cũng đề nghị địa phương triển khai các biện pháp tuyên truyền cho người dân lưu ý không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã bị phồng, bẹp, biến dạng, không còn nguyên vẹn.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế  cũng đã phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý theo lĩnh vực được phân công xác minh, điều tra nguyên nhân vụ việc, chỉ đạo việc truy xuất nguồn gốc, tạm dừng việc lưu thông, sử dụng sản phẩm pate nghi ngờ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Như PLVN đã đưa tin, ngày 25/3, theo thông tin từ Sở y tế Tp Hồ Chí Minh đã xuất hiện một chùm ca ngộ độc thực phẩm, nghi do patê chay. Một phụ nữ 53 tuổi, một bé gái 16 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch và được hồi sức tích cực tại BV Nhân Dân 115 và BV Nhi Đồng 2, trước đó một phụ nữ (là em gái và là mẹ của bệnh nhân đang điều trị tại BV Nhân Dân 115 và BV Nhi Đồng 2) có cùng bệnh cảnh và đã tử vong tại BV Chợ Rẫy.

Theo thông tin từ chồng và con trai của bệnh nhân nữ đang hồi sức tại BV Nhân Dân 115, vào trưa thứ bảy ngày 20/03/2021, gia đình có nấu bún riêu chay tại miếu (cách nhà khoảng 02 km, nhà ở số 245/1B An Thạnh, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho nhiều người cùng ăn, trong nguyên liệu thấy có 01 hộp patê chay đã bị phồng lên.

Cũng trong đêm 25/03/2021, BV Nhân Dân 115 đã tiếp nhận thêm 3 bệnh nhân có bệnh cảnh tương tự, cùng ăn bún riêu chay tại miếu ở Bình Dương.

Ban An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đang khẩn trương xác minh, thu thập thông tin và xử lý theo quy định.

Sáng 26/3, thông tin từ Sở Y tế Tp Hồ Chí Minh cho biết, các trường hợp ngộ độc nghi do patê chay đã được truyền huyết thanh kháng độc tố Botulism Antitoxin Heptavalent do các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai mang vào.

Sau khi truyền huyết thanh bệnh nhân nữ 53 tuổi (đang hồi sức tích cực tại BV Nhân Dân 115) và bé gái 16 tuổi (đang hồi sức tích cực tại BV Nhi Đồng 2) đã có biểu hiện cải thiện rõ rệt.

Theo báo cáo nhanh của BV Nhân Dân 115, bệnh nhân nữ 53 tuổi đang trong tình trạng suy hô hấp nặng, hôn mê, liệt tứ chi (trước đó đã có ngưng tim 1 lần) sau khi truyền 1 lọ huyết thanh kháng độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum có tên là Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) thì 3 giờ sau bệnh nhân có biểu hiện cải thiện sức cơ (từ 1/5 đã tăng lên 2/5), và có biểu hiện nghe hiểu.

Theo báo cáo nhanh của BV Nhi Đồng 2, bé gái 16 tuổi đang suy hô hấp và được thở máy, đồng tử dãn 5mm, còn phản xạ ánh sáng, sức cơ 1/5 (chỉ cử động nhẹ đầu ngón tay). Bệnh nhân được truyền huyết thanh kháng độc tố BAT (2/3 lọ) lúc 19g30 ngày 25/03/2021, đến 22g30 (sau 3 giờ truyền BAT) bệnh nhân có biểu hiện cải thiện sức cơ, các đầu ngón tay, chân có biên độ cử động rõ hơn, đến 1g30 sáng 26/03/2021 khi được yêu cầu thì bé rung được cơ đùi, đồng tử 4mm có phản xạ ánh sáng tốt.

Các chuyên gia cho biết, biểu hiện lâm sàng sau truyền huyết thanh kháng độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum là bằng chứng cho thấy đây là những trường hợp ngộ độc thức ăn patê cho độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.