Thông tin mới nhất về các trường hợp ngộ độc do sử dụng pate Minh Chay

Các bệnh nhân cho biết có dùng 1 loại thực phẩm giống nhau (Ảnh: Zing)
Các bệnh nhân cho biết có dùng 1 loại thực phẩm giống nhau (Ảnh: Zing)
(PLVN) - Ngày 3/9, Bệnh viện Chợ Rẫy có văn bản báo cáo về chùm ca bệnh nghi ngộ độc botulinum đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Cụ thể vừa qua, bệnh viện Chợ Rẫy có tiếp nhận 6 bệnh nhân chuyển từ các bệnh viện tỉnh (2 bệnh nhân từ Khánh Hòa, 2 bệnh nhân từ Đồng Nai và 2 bệnh nhân từ Bà Rịa Vũng Tàu). Cả 6 trường hợp bệnh nhân này đều có một số đặc tính lâm sàng giống nhau là nôn ói, đau thượng vị, khó thở, suy hô hấp, sụp mí, yếu chi, không sốt, không rối loạn thị giác.

Về điện cơ, 6 bệnh nhân tổn thương sợi trục thần kinh, các xét nghiệm thường quy, chức năng gan thận đều trong giới hạn bình thường. Cả 6 bệnh nhân đều khai có ăn pate chay hiệu Pate Minh Chay trước đó 1 đến 2 ngày.

Ngày 24/8, bệnh viện Chợ Rẫy đẫ tổ chức hội chẩn gồm các bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa hồi sức, chống độc bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Quân Y 175, Phó Giáo sư Trần Quang Bính và đại diện Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM.

Qua buổi hội chẩn được biết bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có tiếp nhận điều trị 3 bệnh nhân cùng 1 gia đình tại Long An với đặc điểm lâm sáng cũng giống như 5 trường hợp bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Qua đó kết luận các bệnh nhân ngộ độc Botulinum. Chẩn đoán này chủ yếu dựa trên yếu tố lâm sàng điển hình và dịch tễ. Khó có thể xác định bằng việc cấy vi khuẩn (do ngộ độc độc tố của vi khuẩn) hoặc xét nghiệm PCR.

Sau khi cẫy mẫu pate (phần thực phẩm còn lại của tất cả bệnh nhân) cho kết quả dương tính với Clostridium botulinum.

Hiện nay có thuốc antitoxin của độc tố botulinum nhưng không có tên trên thị trường thuốc trong nước. Do thuốc chỉ có tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân bị ngộ độc trong vòng 1 năm, nên việc nhập thuốc cần phải nhập trước dự phòng nếu có nguy cơ xuất hiện các trường hợp mới.

Do đó, Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan bằng nghiệp vụ chuyên môn để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu xác định được nguyên nhân và nguy cơ còn xuất hiện trong trường hợp ngộ độc mới thì đề nghị Bộ Y tế xem xét cho nhập thuốc antitoxin botulinum dự phòng để có thể kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.