Các đoàn kinh tế - quốc phòng - 'điểm sáng' trên biên giới đất liền, biển, đảo

(PLVN) - Cùng với Bộ đội Biên phòng và các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các đoàn kinh tế - quốc phòng (KT-QP) trở thành một trong những lực lượng tuyến đầu bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh và làm tốt công tác dân vận...

Đến nay, quân đội đã hoàn thành việc xây dựng 30/33 khu KT-QP, trên các địa bàn chiến lược ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần tăng cường, củng cố tiềm lực quân sự - quốc phòng khu vực biên giới, giúp cấp ủy, chính quyền các địa phương bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN); xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh và làm tốt công tác dân vận.

Những “sứ giả” văn hóa

Ngày 4/7/2023, khi đang trên đường đi, cách Đoàn KT-QP 326 (Quân khu 2) gần 200m, Trung tá Đỗ Xuân Kỳ, Chủ nhiệm Quân y Đoàn KT-QP 326 cùng Thượng úy QNCN Vũ Kim Đức, điều dưỡng viên Bệnh xá Đoàn KT-QP 326; được bà con thông tin có vợ chồng sản phụ trên đường đến Bệnh viện huyện Sốp Cộp (Sơn La) thì có dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh.

Thấy sự việc nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và em bé, lập tức Trung tá Kỳ cùng Thượng úy Đức đã không nề hà, nhanh chóng giúp đỡ sản phụ chuyển dạ thành công ngay trên đường. Dù chỉ có trong tay dao lam, chỉ khâu và 2 chiếc khăn do người dân gần đó cho mượn, hai anh đã nhanh chóng đỡ đẻ và dùng chỉ buộc dây rốn, cắt dây rốn cho bé.

Ngay sau đó, xe cấp cứu và quân y của Đoàn KT-QP 326 đã kịp thời đưa mẹ và bé vào Bệnh viện huyện Sốp Cộp để các bác sĩ tiếp tục thăm khám. Sản phụ tên Giàng Thị S (SN 2002, ngụ xã Mường Cai, huyện Sông Mã).

Em bé được Trung tá Kỳ và Thượng úy Đức hỗ trợ sinh ngay bên đường. (Ảnh: Vũ Kinh Đức - QĐND)

Em bé được Trung tá Kỳ và Thượng úy Đức hỗ trợ sinh ngay bên đường. (Ảnh: Vũ Kinh Đức - QĐND)

Hành động của các quân nhân Đoàn KT-QP 326 đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân địa phương.

Thời gian qua, không chỉ làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng trong việc giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương khu vực biên giới phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, củng cố tiềm lực quân sự, quốc phòng, cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) các đoàn KT-QP còn mang sứ mệnh như những “sứ giả” văn hóa, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào từng bước xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Địa bàn triển khai các khu KT-QP đều xa xôi, hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, giao thông đi lại và các điều kiện bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần hết sức khó khăn, mức độ giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền, với miền xuôi rất hạn chế.

Các địa phương còn tồn tại nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu như: Mê tín dị đoan, di dịch cư tự do, tảo hôn, ma chay, cưới xin dài ngày, sinh hoạt, ăn ở không hợp vệ sinh, dễ bị lợi dụng sinh hoạt đạo trái phép...

Lợi dụng sự phát triển của intenet, mạng xã hội, các thế lực phản động tăng cường các hoạt động truyền bá sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; học và truyền đạo trái phép, phục dựng những lễ nghi lạc hậu, cổ súy văn hóa phi truyền thống, trái thuần phong mỹ tục... khiến tình hình ở một số địa phương tiềm ẩn các yếu tố phức tạp, khó lường.

Trên cơ sở tôn trọng phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, bộ đội các đoàn KT-QP phân tích, vận động bà con lược bỏ những yếu tố lạc hậu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phát triển, bảo tồn những giá trị văn hóa lành mạnh.

Hình ảnh cán bộ, nhân viên, TTTTN, cán bộ quân y... đến từng hộ gia đình tham gia cùng nhân dân vệ sinh, sắp đặt nhà ở, xây dựng nhà văn hóa, tổ chức các lớp xóa mù chữ, thăm khám chữa bệnh, hay tham gia các lễ hội văn hóa với đồng bào đã trở nên quen thuộc. Từ đó, bà con học theo bộ đội, dần thay đổi cách nghĩ cách làm, từ bỏ dần những hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng cuộc sống văn minh ngay tại chính căn nhà mình sinh sống.

Sự thay đổi đáng kể nhất phải kể đến là văn hóa sản xuất, tiêu dùng. Nếu như trước kia, tập quán canh tác của bà con chủ yếu là tự cấp, tự túc, bó chặt trong phạm vị hẹp; thì nay đã thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao mang bán tại các chợ lớn.

Những số liệu ấn tượng

Các đoàn KT-QP đã triển khai, thực hiện đồng thời các dự án giúp dân phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đấu tranh bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện chương trình sắp xếp, ổn định dân cư khu vực biên giới, hình thành các cụm, tuyến dân cư, tạo vành đai biên giới, biển, đảo trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc; thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; chương trình quân - dân y kết hợp để chăm sóc sức khỏe nhân dân; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng vành đai biên giới…

Nhiều năm qua, đời sống nhân dân các khu KT-QP được cải thiện rõ rệt, QP-AN được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn vững mạnh, trở thành “điểm sáng” văn hóa nơi biên cương Tổ quốc.

Cán bộ, chiến sĩ các đoàn KT-QP đã thực hiện “ba bám, bốn cùng” trực tiếp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, mang lại hiệu quả thiết thực nhân dân. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ các đoàn KT-QP đã trực tiếp xây dựng hơn 400 tuyến đường giao thông (dài hơn 1.500km), 89 cầu, giúp nhân dân thuận tiện đi lại giữa các vùng, miền.

Các đoàn còn xây dựng 166 công trình thủy lợi vừa và nhỏ; 130 công trình điện sinh hoạt; xây dựng 91 trạm xá, bệnh xá quân - dân y phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân; xây dựng 39 khu chợ và nhà văn hóa cộng đồng... Việc làm trên đã giúp nhân dân vùng dự án ổn định, nâng cao cuộc sống; từ đó gắn bó lâu dài, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương vùng biên giới ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.

Thiếu tướng Trần Đình Thăng, Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Nghị quyết 30a) gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai trên 33 huyện/17 tỉnh trong vùng dự án khu KT-QP, các đoàn KT-QP đã xây dựng 266 mô hình chăn nuôi; 18 mô hình trồng trọt cho hơn 18.550 hộ dân; tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi với giá trị trên 145 tỷ đồng...

Qua đó, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm rõ rệt từ mức 45 - 90% (trước đó) nay còn 10 - 30% so với tiêu chí xây dựng khu KT-QP, địa bàn các khu KT-QP từng bước được phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, QP-AN; trở thành “điểm sáng” trên biên giới đất liền, biển, đảo.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.