Phát huy văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”

Bộ đội giúp dân dọn dẹp đường phố sau cơn bão.
Bộ đội giúp dân dọn dẹp đường phố sau cơn bão.
(PLVN) - Thực tiễn xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam gần 80 năm qua khẳng định: Văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” đã góp phần tạo nên bản sắc truyền thống tốt đẹp của Quân đội Anh hùng, lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN và cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của Nhân dân.

Xây đắp nên truyền thống vẻ vang

Văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” là sự hòa quyện giữa giá trị văn hóa dân tộc và thời đại; sự tiếp thu, phát triển tinh hoa văn hóa, con người Việt Nam; là đặc trưng văn hóa quân sự của Quân đội cách mạng, kết tinh những giá trị văn hóa - chính trị - đạo đức của “Bộ đội Cụ Hồ”, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của QĐND Việt Nam, văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ giữ gìn, phát triển, xây đắp nên bản chất, truyền thống vẻ vang: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Vì vậy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” vừa là yêu cầu khách quan, vừa là niềm vinh dự, tự hào, tình cảm và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thời kỳ mới.

Nhấn mạnh Hội thảo khoa học “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới” do Văn phòng Tổng cục Chính trị, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại (Hội đồng Lý luận Trung ương) đồng tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị sau hội thảo, Ban Tổ chức tổng hợp đầy đủ nội dung, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu, làm cơ sở tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân đội, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị những chủ trương, giải pháp giữ vững và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ; nhất là đẩy mạnh việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết 847 của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.

Lan tỏa giá trị tốt đẹp

Nghị quyết 847 ngày 28/12/2021 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” của Quân ủy Trung ương đã khái quát 5 đặc trưng cơ bản của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới:

Thứ nhất, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân. Kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, chấp nhận hy sinh, vượt qua khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, có đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, chân thành, lạc quan; nói đi đôi với làm, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; không thỏa mãn với thành tích, không chùn bước trước khó khăn, hiểm nguy.

Thứ ba, tích cực huấn luyện, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt và kiến thức chuyên môn; có phương pháp, tác phong công tác khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm cao; gương mẫu trong công tác, sinh hoạt; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thứ tư, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, dám đương đầu với khó khăn, thử thách; giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến góp ý, phê bình với tinh thần cầu thị. Kỷ luật tự giác, nghiêm minh; gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của Quân đội; thực hiện tốt 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật của quân nhân trong QĐND.

Thứ năm, chăm lo xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng chí, đồng đội như anh em ruột thịt; lắng nghe, tôn trọng, học hỏi, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Có tinh thần đoàn kết, mở rộng và tăng cường đối ngoại quốc phòng, góp phần tích cực tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định chính trị trong khu vực và thế giới.

Hội thảo khoa học “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới” nhận được hơn 80 bài tham luận của các lãnh đạo, tướng lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học đã và đang công tác trong và ngoài Quân đội.

Các bài tham luận và ý kiến phát biểu tập trung phân tích, làm rõ lịch sử quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân của Quân đội trong gần 80 năm qua; luận giải những vấn đề có tính quy luật, tính nguyên tắc về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - biểu tượng độc đáo và danh xưng cao quý do nhân dân trao tặng. Làm rõ những giá trị phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” của người quân nhân cách mạng trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QĐND.

Bên cạnh đó, các tham luận đi sâu phân tích, làm rõ, bổ sung, phát triển và dự báo những giá trị đặc trưng và tiêu chí về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cơ sở xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, động cơ phấn đấu xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, đồng thời, lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Các tham luận nêu bật những kết quả và kinh nghiệm trong phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động, phủ nhận, xuyên tạc giá trị phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Để lan tỏa giá trị tốt đẹp của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, các tham luận và ý kiến tại hội thảo đề xuất nhiều giải pháp, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân giữ vững và phát huy những phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là các tổ chức, lực lượng trong Quân đội giữ vững và phát huy những phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.