Các địa phương thành lập Tổ công tác phục hồi sản xuất

(PLVN) - Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để dần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với COVID-19 để phục hồi, phát triển kinh tế phù hợp tình hình chống dịch.

Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc họp được kết nối tới điểm cầu tại 10.400 xã, phường, thị trấn; 705 quận, huyện, thị xã, thành phố và 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng đã nêu những kinh nghiệm trong phòng, chống dịch; thảo luận về kế hoạch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”; về xây dựng và sử dụng ứng dụng (app) dùng chung trong phòng, chống dịch COVID-19…

Quang cảnh cuộc họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ.

Quang cảnh cuộc họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ.

Một trong những tỉnh có nguy cơ cao như tại tỉnh Kiên Giang đến nay tình hình dịch đã được kiểm soát. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết, ngày 23/9 số ca mắc mới trong toàn tỉnh hiện còn 2 con số là 93 ca, trong đó trong cộng đồng là 3 ca, thấp nhất trong 1 tháng 4 ngày qua. Tỉnh đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới theo phương châm “sớm nhất - nhanh nhất - nhỏ nhất - triệt để nhất; sạch đến đâu khoanh vùng bảo vệ đến đó”.

Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh sẽ quyết tâm kiểm soát dịch chậm nhất trước ngày 30/9. Ngay trong sáng nay, thành phố Phú Quốc thần tốc toàn lực để triển khai tầm soát cho toàn bộ hộ dân Phú Quốc, tỉnh đã huy động trên 2.100 nhân viên để triển khai, phấn đấu sáng nay ra quân chiều nay sẽ có kết quả 100% hộ dân tại Phú Quốc.

Không để gây bức xúc trong nhân dân về công tác an sinh xã hội

Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh cần nâng cao vai trò nêu gương, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

Đồng thời, quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; khi thực hiện xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sỹ”; người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế phù hợp với năng lực đáp ứng của hệ thống y tế, diễn biến và kết quả công tác phòng, chống dịch; đồng thời đảm bảo đặt sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết.

TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tiếp tục tăng tốc thực hiện xét nghiệm diện rộng. Riêng TP HCM khẩn trương đánh giá tình hình để đề xuất hỗ trợ lực lượng, phối hợp với các bộ ngành, địa phương lân cận thực hiện triển khai nhanh tiến độ xét nghiệm diện rộng; phấn đấu thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 30/9.

Ban Chỉ đạo yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội; đặc biệt không để sót đối tượng và bất bình đẳng trong việc thực hiện hỗ trợ, gây bức xúc trong nhân dân nảy sinh các vấn đề phức tạp.

Các địa phương cũng cần tiếp tục hoàn thiện và triển khai tốt các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp ở khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội; tăng cường kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thông tin sai sự thật, xuyên tạc, chống phá về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có đảm bảo một ứng dụng thuận tiện cho người dân. Các cấp, các ngành phải chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, vụ lợi cá nhân trong việc mua bán vật tư, sinh phẩm, thuốc, vaccine, trang thiết bị phòng, chống dịch…

Có giải pháp công nghệ cho những người không dùng điện thoại thông minh

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ: Sau gần 2 năm chống dịch, chúng ta đã hiểu hơn về virus, có nhiều kinh nghiệm hơn. Các ý kiến tại cuộc họp cơ bản đồng tình với các báo cáo, đặc biệt là dự thảo hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với COVID-19, bổ sung một số ý kiến từ kinh nghiệm thực tiễn.

Đúc rút một số bài học kinh nghiệm được các đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ thời gian tới cho các bộ, ngành, địa phương. Cụ thể, Bộ Y tế tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, tổng hợp ý kiến các địa phương, lấy thêm ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nhanh chóng ban hành hướng dẫn tạm thời nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Các địa phương phải đánh giá tình hình thực tế trên cơ sở các nguyên lý chung, phát huy tính năng động, sáng tạo và dựa vào kinh nghiệm có được trong thời gian qua. Tất cả các địa phương thành lập Tổ công tác phục hồi sản xuất do Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh có kế hoạch khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Bộ Y tế, Tiểu ban Y tế ban hành hướng dẫn về tự xét nghiệm và về huy động y tế tư nhân trong công tác phòng chống dịch, trên tinh thần tăng tính tự chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; xây dựng kế hoạch chủ động về vaccine, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế cho năm 2022, trên cơ sở đó bố trí ngân sách phù hợp, tiết kiệm.

Về xuất nhập cảnh, Tiểu ban An ninh - Trật tự phối hợp với các cơ quan sớm ban hành quy định mới; nghiên cứu công nhận “hộ chiếu vaccine” có tính chất đối đẳng.

Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra việc quản lý, kiểm soát hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa; các địa phương phải hết sức linh hoạt, không ban hành “giấy phép con” cản trở lưu thông hàng hóa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức cho học sinh đi học an toàn, những nơi đã an toàn thì cho học sinh học hành bình thường.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương tập hợp các nguồn tài trợ trong chương trình “Sóng và máy tính cho em” để bàn giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhanh chóng hoàn thành việc thống nhất các ứng dụng phòng chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân và có giải pháp cả cho những người không có điện thoại thông minh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ trưởng đã nỗ lực cao nhất trong triển khai chiến lược vaccine trong bối cảnh vaccine vẫn khan hiếm trên toàn cầu. Thủ tướng nhắc lại và nhấn mạnh quan điểm “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”, không phân biệt các loại vaccine; sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả, khoa học, tập trung cho đối tượng ưu tiên, địa bàn ưu tiên; dứt khoát chống tiêu cực.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.