Các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 106/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Theo đó, quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi như sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu sản xuất trong nước, phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao hiệu quả chăn nuôi khác.

Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nghị định quy định chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đối tượng được hỗ trợ là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi và có chăn nuôi trang trại quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

Cụ thể, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: đường trục chính nội đồng, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, điện, khu tập kết sản phẩm sau thu hoạch. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 05 tỷ đồng/dự án.

Bên cạnh đó, hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua vật tư, thiết bị thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế, chế biến, bảo quản phụ phẩm công nghiệp, nông nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với dự án có tổng công suất sản xuất thiết kế đạt tối thiểu 100.000 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời tại trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua giống cây trồng làm cây thức ăn chăn nuôi đối với dự án có diện tích đất trồng tối thiểu 10 ha/dự án. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi

Nghị định quy định hỗ trợ các đối tượng là tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi. Cụ thể, hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/kho lạnh.

Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về quảng bá thương hiệu sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.

Để được hỗ trợ, tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Xây dựng và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi có chuỗi liên kết giá trị từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến hoặc chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ; Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả đối với nội dung hỗ trợ xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.

Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành và đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi được hỗ trợ di dời đến địa điểm mới phù hợp hoặc ngừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề.

Cụ thể, hỗ trợ bố trí quỹ đất để xây dựng cơ sở chăn nuôi cho những đối tượng di đời: căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ di dời, quy hoạch tỉnh, vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí quỹ đất để xây dựng cơ sở chăn nuôi cho đối tượng được di dời theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hỗ trợ không quá 50% chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có của cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời; mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở.

Hỗ trợ không quá 50% chi phí di dời vật nuôi đến địa điểm mới phù hợp; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở.

Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tháng lương cơ bản/người.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.