Ca phẫu thuật đặc biệt “giải cứu” người đàn ông không thể nằm ngửa

Ekip phẫu thuật cho bệnh nhân trong tư thế nằm đặc biệt. Ảnh: BVCC
Ekip phẫu thuật cho bệnh nhân trong tư thế nằm đặc biệt. Ảnh: BVCC
(PLVN) - BSCKII. Hà Kim Hảo – Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê – Hồi sức, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết: "Đây là một ca phẫu thuật trong tư thế nửa nằm nửa ngồi cực kỳ đặc biệt và ít gặp".

Bệnh nhân đặc biệt này là ông P.V.N, 56 tuổi, trú tại Ba Vì, Hà Nội được chẩn đoán u giáp thùy trái kích thước 10x6mm cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân gầy yếu chỉ nặng 36kg, hơn nữa lưng bị còng đến 90 độ không thể nằm ngửa nên ca mổ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu gây mê hồi sức.

Ông N. cho biết, năm 40 tuổi ông bị viêm cột sống khiến lưng bị gù. Mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không hiệu quả, lưng ông ngày càng còng nặng, gập đến 90 độ khiến việc đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. 

Theo BSCKII. Hà Kim Hảo – Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê – Hồi sức cho biết: "Đây là một ca phẫu thuật trong tư thế nửa nằm nửa ngồi cực kỳ đặc biệt và ít gặp. Lồng ngực bệnh nhân nhỏ, giãn nở kém do bị gù vẹo dẫn đến chức năng hô hấp hạn chế, cộng thêm thể trạng suy kiệt nên trong mổ có thể xảy ra những tình huống khó lường.

Vì vậy, các bác sĩ gây mê và phẫu thuật đã phải hội chẩn rất kĩ càng, chuẩn bị các trang thiết bị chuyên dụng là đèn đặt nội khí quản có màn hình camera, bộ mở khí quản cấp cứu để sẵn sàng ứng phó. Ngoài những xét nghiệm tiền phẫu cơ bản, bệnh nhân được cho siêu âm tim và chụp cắt lớp phổi nhằm phát hiện các dị dạng có khả năng gây nguy hiểm cho cuộc mổ".

Ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ đồng hồ. Ekip đã phải sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ để sắp xếp tư thế trên giường mổ sao cho bệnh nhân có thể chịu được, đồng thời phẫu thuật viên quan sát và tiếp cận được thuận lợi nhất với vị trí cần phẫu thuật.

Các bác sĩ gây mê luôn theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân trong suốt cuộc mổ. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ gây mê luôn theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân trong suốt cuộc mổ. Ảnh: BVCC 

Gây mê thành công, phẫu thuật viên thực hiện cắt gọn khối u giáp thùy trái, vét hạch cổ. Sau đó, bệnh nhân được cho thở máy thêm 30 phút và dùng thuốc giải giãn cơ đặc hiệu, đảm bảo không còn thuốc mê trong cơ thể mới rút ống nội khí quản để bệnh nhân an toàn bước vào quá trình hậu phẫu.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục rất tốt và có thể ăn uống đi lại bình thường sau 1 ngày. Sức khỏe dần có tiến triển tốt, ông N. bày tỏ: “Phát hiện ung thư, tôi và gia đình cũng lo nhưng được bác sĩ giải thích cặn kẽ nên trước khi lên bàn mổ, tôi hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào bệnh viện. Tôi trải qua ca phẫu thuật rất nhẹ nhàng, hồi phục nhanh nên cả nhà ai cũng mừng lắm!".

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.