Bước ngoặt bất ngờ: Có thể virus corona không bắt nguồn từ Vũ Hán

Pháp xác nhận ba trường hợp Covid-19 đầu tiên vào ngày 24/1. Ảnh: Barshe Petit- Tesson / EPA
Pháp xác nhận ba trường hợp Covid-19 đầu tiên vào ngày 24/1. Ảnh: Barshe Petit- Tesson / EPA
(PLVN) - Tổ chức Y tế Thế giới WHO đang kêu gọi các nước điều tra lại các trường hợp mắc COVID-19 sớm. Từ kết quả đó, có thể có bước ngoặt bất ngờ về đại dịch, và chưa chắc virus corona đã bắt nguồn từ Vũ Hán.

Trong một báo cáo  ngày hôm qua – 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới WHO  cho biết COVID-19 đã xuất hiện vào tháng 12/2019 ở Pháp - sớm hơn so với những gì thế giới vẫn biết về đại dịch này. Tuy nhiên WHO cho rằng điều này không có gì đáng ngạc nhiên, và đang kêu gọi các nước điều tra bất kỳ trường hợp đáng ngờ nào khác.

Dịch bệnh – sau này được xác định là COVID-19 - lần đầu tiên được chính quyền Trung Quốc báo cáo với WHO vào ngày 31/12, và vốn vẫn được cho rằng đến tháng 1 mới lan sang châu Âu.

“Điều này đã đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác về đại dịch COVID-19 do virus corona chủng mới gây ra đang tàn phá toàn cầu”, Christian Lindmeier - người phát ngôn của WHO – nói trong một cuộc họp ngắn của Liên Hợp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), khi đề cập đến diễn biến mới tại Pháp.

 “Các quốc gia khác cần kiểm tra hồ sơ về các trường hợp viêm phổi có nguồn gốc không xác định vào cuối năm 2019, vì điều này sẽ mang lại một bức tranh mới và rõ ràng hơn về vụ dịch.” - Christian Lindmeier - người phát ngôn của WHO.

“Những phát hiện này giúp hiểu rõ hơn về sự lây lan virus tiềm tàng của COVID-19”, ông nói và cho biết thêm rằng có thể có các trường hợp khác trước đó nữa sau khi kiểm tra lại tất cả các mẫu.

Một bệnh viện ở Pháp đã kiểm tra các mẫu cũ từ bệnh nhân viêm phổi và phát hiện ra rằng họ đã điều trị cho một người đàn ông mắc COVID-19 sớm nhất là vào ngày 27/12 -  gần một tháng trước khi chính phủ Pháp xác nhận các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên.

“Trong khi đó, đến tận bây giờ cũng chưa ai đưa ra quan điểm rằng virus xuất hiện từ bất cứ nơi nào khác ngoài Vũ Hán (Trung Quốc). Người ta vẫn nghĩ rằng, trường hợp của Pháp bằng cách nào đó đã liên quan với một người đi từ Trung Quốc vào tháng 12 trước khi virus được xác định hoặc báo cáo bởi Trung Quốc”, người phát ngôn của WHO cho biết.

Liệu “Bệnh nhân số 0” có phải là người Pháp?

Bác sĩ Yves Cohen - Trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Avicenne và Jean Verdier, phía bắc Paris - nói với BFM TV rằng các nhà khoa học đã kiểm tra lại mẫu từ 24 bệnh nhân âm tính với cúm được điều trị vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020. Trong số này có một người dương tính với COVID-19 vào ngày 27/12.

Các mẫu ban đầu đã được thu thập để phát hiện cúm bằng các xét nghiệm PCR, quá trình sàng lọc di truyền tương tự cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của coronavirus. Mỗi mẫu được kiểm tra lại nhiều lần để đảm bảo rằng không có lỗi, ông nói thêm.

Pháp xác nhận 3 trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 vào ngày 24/1, gồm hai bệnh nhân ở Paris và một bệnh nhân khác Bordeaux.   

“Biết ai là người đầu tiên rất quan trọng để hiểu virus lây lan như thế nào, nhưng còn quá sớm để biết liệu bệnh nhân đó có phải là bệnh nhân của Pháp hay không”, Cohen nói.

Ông nói rằng bệnh nhân đã sống sót và các chuyên gia đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên đối với người nhiễm bệnh đầu tiên.

Bệnh nhân nói trên đã bị ốm 15 ngày và lây nhiễm hai đứa con, nhưng không lây cho vợ anh ấy – một người làm trong siêu thị.

Cả bệnh nhân và các chuyên gia đều ngạc nhiên không biết người đàn ông kia nhiếm bệnh như thế nào, vì anh ấy không đi đâu cả, và anh chỉ liên lạc duy nhất với vợ mình.

“Vợ của người đàn ông làm việc bên cạnh quầy sushi, gần gũi với các đồng nghiệp gốc Hoa. Không rõ liệu những đồng nghiệp đó đã đi đến Trung Quốc hay không, cơ quan y tế địa phương đang điều tra thêm”, Cohen nói.

Theo ông, người đàn ông trên có thể là “Bệnh nhân số 0”, nhưng cũng có thể là một người khác ở một đâu đó. Và vì thế, tất cả các xét nghiệm viêm phổi âm tính đều đang phải kiểm tra lại, vì có lẽ thời điểm đó virus đã lây lan rồi.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.