Bốn lần được gặp Bác và những kỷ niệm khó quên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ở Thủ đô Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ở Thủ đô Hà Nội.
(PLVN) - Xuân năm nay, ở tuổi 86, ông Nguyễn Túc vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhắc lại kỷ niệm thiêng liêng về những lần được gặp Bác hơn 60 năm trước…

Học là để phục vụ Cách mạng, phục vụ Nhân dân

“Lần đầu tiên, tôi cùng các thầy, cô giáo và sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chính ngôi trường của mình. Hôm đó là ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán năm 1958” - ông Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam mở đầu câu chuyện với giọng xúc động xen lẫn tự hào.

Chuyến thăm không báo trước, không “tiền hô, hậu ủng” của Bác giống như một người ông, người cha đến “xông nhà” và chúc Tết con, cháu đúng ngày đầu Xuân năm mới, khiến toàn trường khá bất ngờ. Hầu hết sinh viên ở lại ăn Tết tại trường hôm đó là con em đồng bào miền Nam tập kết. Tin Bác đến chúc Tết lay động hết thảy mọi người.

Khi Bác đến, mọi người ùa ra đón và quây quần quanh Bác. Sau mấy lời chúc Tết, Bác căn dặn, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, học phải đi đôi với hành, nhà trường phải gắn liền với xã hội…

Đặc biệt, đối với sinh viên là con em đồng bào miền Nam, Bác ân cần: “Các cháu phải cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt và sẵn sàng trở lại miền Nam khi Tổ quốc cần”.

Ông Nguyễn Túc xúc động hồi tưởng những lần được gặp Bác.

Ông Nguyễn Túc xúc động hồi tưởng những lần được gặp Bác.

Lần thứ hai, ông Nguyễn Túc được đón Bác là vào năm 1960, khi Bác cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Anbani đến thăm trường.

“Tranh thủ lúc Đoàn bạn vào thăm phòng triển lãm của trường, Bác dành cho thầy trò chúng tôi những giây phút đầm ấm, thân thương. Bác ngồi bệt ngay tại bậc lên xuống nhà triển lãm và vẫy gọi chúng tôi đến. Bác hỏi tình hình nhà trường. Bác rất vui khi biết qua hai năm - kể từ khi Bác đến thăm lần thứ nhất, nhà trường đã có nhiều tiến bộ”, ông Túc bồi hồi nhớ lại.

Cũng lời ông Túc: “Trước lúc ra về, Bác căn dặn chúng tôi: “Các cháu học là để phục vụ Cách mạng, phục vụ Nhân dân. Trong mọi công việc, phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân lên trên hết, trước hết. Thầy trò cần thi đua dạy tốt, học tốt”. Cuộc vận động “Dạy tốt, học tốt” trong ngành giáo dục của chúng ta ra đời từ ngày hôm đó”.

Lần thứ ba, Bác đến thăm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là ngày 3-2-1962, khi đi cùng Đoàn đại biểu Nhà nước Lào do Hoàng thân Suvanna Phuma dẫn đầu.

Song, với ông Nguyễn Túc, những kỷ niệm sâu sắc nhất chính là những lần ông được gặp Bác tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan tâm đến từng bữa ăn của bộ phận phiên dịch

Hồi đó, ông Túc đang là cán bộ giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và được Trung ương cử đi phục vụ Đại hội III của Đảng.

“Bác mong chúng tôi phục vụ Đại hội thật tốt, vì Đại hội này sẽ tổng kết 30 năm xây dựng Đảng và quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước. Đó là đưa miền Bắc tiến lên CNXH và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Bác nhắc nhở anh chị em phục vụ phải hết sức chu đáo, trọng thị - nhất là với đại biểu nước ngoài. Bác nói, mới ra khỏi chiến tranh, đất nước ta còn nghèo, nhưng là nghèo về cơ sở vật chất, chứ không nghèo về tình cảm. Ta lại chưa quen đón khách quốc tế. Lấy cái giàu về tình cảm bù cho cái nghèo về vật chất và thiếu kinh nghiệm về lễ tân, Bác chắc chắn bạn sẽ thông cảm với ta”, ông Túc nhắc lại những kỷ niệm của những ngày tháng đó.

Thời gian này, ông Túc được Ban Tổ chức phân công cùng một số đồng chí phụ trách bộ phận phiên dịch các văn kiện Đại hội.

Ông Nguyễn Túc luôn nhớ những lời căn dặn của Bác, làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”.

Ông Nguyễn Túc luôn nhớ những lời căn dặn của Bác, làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”.

Ông hồi tưởng: “Vất vả và mệt nhất đối với đội ngũ phiên dịch là những ngày gần Đại hội và trong thời gian tiến hành Đại hội. Vì lúc đó các đoàn đại biểu nước ngoài mới đến và đưa bài để dịch. Nhiều đoàn lại không đưa ngay, chờ nghe diễn văn khai mạc của chủ nhà, nghe tham luận của các Đảng bạn mới hoàn chỉnh bài phát biểu của đoàn mình và chỉ đưa cho bộ phận phiên dịch Đại hội vào giờ chót. Thế là guồng máy phiên dịch làm việc trắng đêm. Dịch từ tiếng nước bạn sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang các thứ tiếng khác…”.

Ông Túc không thể quên đêm 6-9, một ngày sau hôm khai mạc Đại hội, Bác bất chợt đến thăm bộ phận của ông. Cùng đi có các ông Lê Văn Lương, Ung Văn Khiêm và Tố Hữu. Câu đầu tiên là Bác khen các bản dịch chính xác, diễn đạt sát ý, văn phong tốt.

Rồi Bác quay sang hỏi ông Lê Văn Lương: “Thế tiêu chuẩn ăn hằng ngày của các cô, chú dịch viết là bao nhiêu?”.

- “Thưa Bác là 5 ký gạo”, ông Lương thưa.

- “Còn đại biểu Đại hội?”.

- “Thưa Bác là 10 ký”.

Bác góp ý với ông Lương: “Chính sách của chú như vậy là chưa xã hội chủ nghĩa, chưa thực hiện đúng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Các đại biểu Đại hội ngày họp, đêm nghỉ. Còn các cô, chú bộ phận phiên dịch văn kiện phải làm ngày, làm đêm mà chỉ được hưởng bằng một nửa tiêu chuẩn đại biểu Đại hội là không công bằng. Bác đề nghị chú cần sửa ngay”.

Và thế là hôm sau, ba bữa ăn chính của bộ phận phiên dịch được cải thiện.

Làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”

Một bài học sâu sắc về tôn trong phụ nữ, lấy việc công làm trọng đến giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí ông Túc. Đó là việc Bác chụp ảnh với các đoàn đại biểu và cán bộ, nhân viên phục vụ.

Để tranh thủ thời gian, các đoàn cần tập hợp đội hình trước để khi Bác đến là có thể chụp được ngay. Ông Túc được phân công sắp xếp khối phiên dịch. Khi bố trí, ông có ý định dành một chỗ khá rộng để Bác đến thì mình có thể ngồi cạnh. Nhưng khi đến, Bác nhắc ông và một đồng chí khác ngồi lại hàng sau rồi mời hai cô phiên dịch người Nga lên ngồi cạnh Bác.

Đến lượt đoàn đại biểu các dân tộc được chụp chung với Bác. Do nhiều người lần đầu được gần Bác nên khi Bác vừa tới, anh em bỏ hàng ngũ đã sắp xếp sẵn chạy đến vây quanh Bác. Khi ổn định trật tự xong, ông Túc chạy đi thì Bác gọi lại và bảo ngồi cạnh Bác.

Chụp xong, Bác hỏi ông: “Cháu dân tộc nào?”.

- “Thưa Bác, cháu dân tộc Kinh”.

Bác ồ lên một tiếng: “Bác tưởng cháu là dân tộc thiểu số. Sao da cháu nâu vậy?”.

- “Thưa Bác, mấy hôm nay cháu phải chạy việc nhiều nên da bắt nắng”.

- “Thế cháu làm việc ở đâu, đã có gia đình chưa?”.

- “Thưa Bác cháu dạy ở Trường ĐH Bách khoa và đang có người yêu”.

Bác rất vui và quay sang bảo ông Lê Văn Lương cho ông Túc 2 giấy mời để tối hôm đó đưa người yêu đi dự Dạ hội của nhân dân Thủ đô chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

“Hơn 60 năm trôi qua kể từ Đại hội III của Đảng ta, nhưng những điều Bác căn dặn và những tình cảm Bác dành riêng cho tôi mãi mãi là ngọn đuốc thiêng chỉ đường để tôiphấn đấu,trưởng thành. Công việc dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng làm cho đến nơi đến chốn; làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng” như lời Bác từng dặn dò”, ông Túc xúc động.

Hiện nay, dù tuổi đã cao, nhưng ông Túc luôn quan niệm, còn sức khỏe, còn trí tuệ thì còn phục vụ cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, cho công tác xây dựng Đảng, phát triển đất nước; đồng thời, suốt đời phải ghi nhớ công ơn của Đảng, của Bác.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.