Bốn địa phương còn hơn 2.000ha phải trồng rừng thay thế

Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tại 4 địa phương, Kiểm toán Nhà nước đã xác định diện tích còn phải trồng rừng thay thế lên tới hàng nghìn ha. (Ảnh minh họa, nguồn ảnh: VNN)
Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tại 4 địa phương, Kiểm toán Nhà nước đã xác định diện tích còn phải trồng rừng thay thế lên tới hàng nghìn ha. (Ảnh minh họa, nguồn ảnh: VNN)
(PLVN) - Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (QBVPTR) giai đoạn 2020 - 2022 tại 4 địa phương, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã xác định diện tích còn phải trồng rừng thay thế là hơn 2.274ha với số tiền trồng rừng thay thế phải chuyển về QBVPRT Việt Nam là hơn 275 tỷ đồng…

Hôm qua - 26/9, KTNN đã công bố kết quả kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng QBVPTR giai đoạn 2020 - 2022 tại 4 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và TP Hải Phòng.

40% diện tích chưa trồng rừng thay thế

Theo kết quả kiểm toán, trong giai đoạn 2020 - 2022, 3/4 địa phương được kiểm toán đã thành lập QBVPTR cấp tỉnh (trừ tỉnh Hải Dương chưa thành lập, giao Sở NN&PTNT thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ theo quy định).

Từ khi thành lập Quỹ đến 31/3/2023, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và TP Hải Phòng đã phê duyệt phương án thu tiền trồng rừng thay thế để chuyển đổi hơn 5.400ha rừng (trong đó rừng tự nhiên hơn 170ha) sang mục đích khác, diện tích rừng phải trồng thay thế là hơn 5.600ha, diện tích rừng đã trồng thay thế hơn 3.300ha. Diện tích còn phải trồng rừng thay thế nhiều nhất là Quảng Ninh với hơn 2.000ha.

Về thu - chi QBVPTR giai đoạn 2020 - 2022 đến 31/3/2023, tổng số thu trong kỳ hơn 541 tỷ đồng; số đã chi là gần 107 tỷ đồng, trong đó, số thu tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế là hơn 275 tỷ đồng phải nộp về QBVPTR Việt Nam.

Tuân thủ chưa nghiêm

Báo cáo của KTNN cũng chỉ ra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (SDR), chuyển loại rừng, ban hành kế hoạch trồng rừng thay thế và ban hành văn bản quản lý vẫn đang bất cập tại các địa phương được kiểm toán.

Tỉnh Hải Dương quyết định chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cho thuê toàn bộ diện tích đất rừng, bao gồm cả diện tích đất rừng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế với 2 dự án. Tỉnh Hải Dương, Bắc Giang chưa ban hành Quyết định chuyển mục đích SDR sang mục đích khác đối với các dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế (Hải Dương 5 dự án, Bắc Giang 35 dự án) theo quy định tại khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43 Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tỉnh Hải Dương thực hiện chuyển loại rừng đặc dụng gần 4.000ha sang loại rừng sản xuất trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất sang mục đích khác (thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Đồng Việt kết nối với quốc lộ 37 TP Chí Linh). Đến thời điểm kết thúc kiểm toán, địa phương chưa thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng đặc dụng do đã chuyển loại rừng đặc dụng thành rừng sản xuất trước khi chuyển mục đích SDR như nêu trên.

UBND tỉnh Bắc Giang trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích SDĐ rừng phòng hộ sang mục đích khác cho Công ty CP Tập đoàn khoáng sản Á Cường khai thác khoáng sản (quặng vàng gốc) đối với diện tích rừng 2,5ha để khai thác khoáng sản thuộc khu vực cấm khai thác khoáng sản trước khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản.

Tại tỉnh Bắc Giang và TP Hải Phòng, khi quyết định phương án chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế, địa phương đã không xác định rõ thuộc trường hợp UBND tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích SDR sang mục đích khác (Thông tư 13) hoặc trường hợp địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 13.

KTNN cũng chỉ rõ: Địa phương đã chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, đã thu tiền trồng rừng thay thế nhưng đến thời điểm kết thúc kiểm toán chưa giao kế hoạch trồng rừng thay thế cho toàn bộ diện tích rừng đã chuyển mục đích SDR, diện tích rừng trồng thay thế; Diện tích còn phải trồng rừng thay thế đến 31/3/2023 tại 4 địa phương là 2.274,07ha; số tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng chưa địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế cần phải chuyển tiền trồng rừng thay thế về QBVPTR Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư 13 là hơn 275 tỷ đồng (Quảng Ninh gần 249 tỷ đồng; Bắc Giang hơn 23 tỷ đồng; Hải Phòng hơn 3,1 tỷ đồng).

Từ kết quả kiểm toán, KTNN đã kiến nghị khắc phục, chấn chỉnh cụ thể đối với từng địa phương.

Đặc biệt, KTNN đã chỉ ra những bất cập trong cơ chế chính sách, đồng thời kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Chính phủ hoàn thiện, như: Quy định hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với trữ lượng rừng trồng; Quy định xử phạt vi phạm hành chính, tính lại đơn giá tại thời điểm nộp, phạt chậm nộp khi phát sinh trường hợp chậm nộp tiền trồng rừng thay thế; Quy định về thẩm quyền chuyển loại rừng đặc dụng và chuyển mục đích SDR đặc dụng tại Luật Lâm nghiệp…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hôm nay, Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa lớn

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm nay (13/10) phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng, nhiệt độ cao nhất trên 32 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.

Bảo vệ rừng bền vững từ nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là cơ hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường toàn cầu, nông nghiệp bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối tuần này miền Bắc có hết nắng hanh?

Ảnh minh họa: Minh Hằng
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (12-13/10) miền Bắc vẫn duy trì hình thái thời tiết đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trong khi đó tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác
(PLVN) - Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Hoàng Hải tổ chức khởi công dự án khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát đã bị dừng 11 năm trước.

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .