Bộ trưởng EU vội vã họp khẩn vì quyết định mới của Nga

Kho chứa khí đốt tự nhiên Astora, kho chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu, tại Rehden, Đức.
Kho chứa khí đốt tự nhiên Astora, kho chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu, tại Rehden, Đức.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các bộ trưởng năng lượng từ các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/5 tổ chức họp khẩn cấp.

Theo Reuters, cuộc họp diễn ra trong bối cảnh EU đang nỗ lực để đạt được phản ứng thống nhất trước yêu cầu của Moscow rằng người mua châu Âu phải trả cho khí đốt của Nga bằng đồng rúp hoặc đối mặt với việc nguồn cung của họ bị cắt.

Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan vào tuần trước, sau khi 2 nước này từ chối đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng đồng rúp.

Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các nước EU khác, bao gồm cả cường quốc kinh tế của châu Âu vốn dựa vào khí đốt là Đức, có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo.

Với việc nhiều công ty châu Âu đang đối mặt với việc đến hạn thanh toán khí đốt cho Nga vào cuối tháng này, các quốc gia EU cần phải nhanh chóng làm rõ liệu các công ty của họ có thể tiếp tục việc mua nhiên liệu từ Nga mà không vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Moscow yêu cầu người mua khí đốt nước ngoài phải gửi euro hoặc USD vào tài khoản tại ngân hàng tư nhân Nga Gazprombank, sau đó ngân hàng này sẽ chuyển đổi thành đồng rúp.

Ủy ban châu Âu nói rằng việc tuân thủ yêu cầu của Nga có thể vi phạm các lệnh trừng phạt của EU, đồng thời đề xuất các nước thành viên có thể thực hiện các khoản thanh toán tuân thủ lệnh trừng phạt nếu hoàn tất việc thanh toán ngay sau khi được thực hiện bằng đồng euro và trước khi khoản tiền đó được chuyển đổi sang đồng rúp.

Sau khi Bulgaria, Đan Mạch, Hy Lạp, Ba Lan, Slovakia và những nước khác vào tuần trước kêu gọi đưa ra hướng dẫn rõ ràng hơn về việc này, Ủy ban châu Âu đang soạn thảo hướng dẫn bổ sung.

Trong khi Bulgaria và Ba Lan từ chối đáp ứng yêu cầu của Nga, Đức đã cho phép các công ty thanh toán cho phía Nga, còn Hungary cho biết người mua có thể tham gia cơ chế của Nga.

Nga cung cấp 40% lượng khí đốt và 26% lượng dầu nhập khẩu của EU, một sự phụ thuộc đã khiến Đức và các nước khác đã lên tiếng phản đối lời kêu gọi ngừng đột ngột nhập khẩu nhiên liệu của Nga vì sợ thiệt hại về kinh tế.

Các nhà ngoại giao cho biết EU đang hướng tới việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay, sau cuộc hội đàm giữa Ủy ban châu Âu và các nước EU tại cuộc họp sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Ngoài ra, vào ngày 4/5 tới, các đại sứ của EU sẽ thảo luận về gói lệnh trừng phạt thứ sáu của EU đối với Moscow.

Sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga của các quốc gia EU là khác nhau, nhưng các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm tổng lượng khí đốt của Nga ngay lập tức sẽ khiến các nước, bao gồm cả Đức, rơi vào suy thoái và cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp như đóng cửa nhà máy để đối phó.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.