Bộ trưởng Bộ Công an: Người dân có thể dùng ứng dụng VneID để tố giác tội phạm

Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại Quốc hội.
Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại Quốc hội.
(PLVN) -  Sáng nay (4/11), Báo cáo giải trình bổ sung một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, Bộ Trưởng Bộ Công An, Đại tướng Tô Lâm cho biết, kinh nghiệm củ a Bộ Công an khi làm cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư nếu đã có cơ sở dữ liệu, phải đảm bảo đúng 4 nguyên tắc : đúng, đủ, sạch, sống .

Dữ liệu quốc gia về dân cư: Không an toàn thì không kết nối

Liên quan đến công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như kết nối, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã chính thức triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành của 12 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp nhà nước và Ủy ban nhân dân của 15 địa phương.

Tuy nhiên, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương còn gặp một số khó khăn như hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa bảo đảm, thiếu đồng bộ, chưa có hệ thống để kết nối, chưa triển khai đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn thông tin được xác nhận để có thể kết nối với dữ liệu. Nếu không an toàn thì không kết nối được.

Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa số hóa dữ liệu, quy trình phục vụ cho triển khai thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Cho nên, dù đã kết nối nhưng cơ sở dữ liệu quốc gia, kết quả khai thác còn rất hạn chế. Các ngành, các địa phương muốn có kết nối phải có trung tâm dữ liệu, phải bảo đảm an toàn thì mới kết nối được.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, trong thời gian tới, Bộ sẽ cùng với các đơn vị, bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát kết nối này để phục vụ cho Nhân dân.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, theo kinh nghiệm của Bộ Công an khi làm cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư nếu đã có cơ sở dữ liệu, phải đảm bảo đúng 4 nguyên tắc là đúng, đủ, sạch, sống. Nếu thiếu những yếu tố này trong cơ sở dữ liệu quốc gia thì không thể hoàn thiện để thực hiện được.

Về tiện ích của tài khoản định danh điện tử, từ ngày 8/7/2002, Bộ Công an đã công bố hệ thống định danh xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức. Đây là một bước tiến mới đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia. Tính đến ngày 01/11/2022, chúng tôi đã cấp 12.020.887 hồ sơ định danh điện tử cho công dân Việt Nam.

Về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ mang lại tiện ích cho người dân, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp rất lớn. Cụ thể, đối với người dân sẽ dễ dàng trao đổi thông tin, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, không phải điền nhiều thông tin khi làm việc với cơ quan nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục, đặc biệt là chỉ phải kê khai một lần và thực hiện 4 không, đó là không tiếp xúc, không giấy tờ, không tiền mặt, không gặp gỡ.

Đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia giúp cho người dân đăng ký nhanh chóng, khắc phục tồn tại trong việc không đăng ký được tài khoản do không có SIM điện thoại chính chủ, sử dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện, các cơ sở y tế. Sử dụng tài khoản định danh điện tử tích hợp thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip, đăng ký xe máy, sử dụng thay cho các giấy tờ tương ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Người dân có thể ứng dụng VNeID để kiến nghị phản ánh những vi phạm pháp luật, trật tự an toàn xã hội thông qua tiện ích để báo tin tố giác tội phạm trên ứng dụng này, chúng tôi thấy rất nhiều những ứng dụng đã được thực hiện việc này trong giao dịch, thuận lợi cho người dân.

Đối với doanh nghiệp thì việc thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử, việc ký hợp đồng điện tử giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình ký kết những hợp đồng kinh tế, tiết kiệm chi phí in ấn, đi lại, gặp gỡ, tránh được rủi ro trong việc giả mạo khi giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, tổ chức yên tâm thực hiện các thủ tục nhanh hơn nhiều so với giao dịch truyền thống hiện nay.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì dễ dàng hơn trong công tác quản lý, không phải lưu lại nhiều giấy tờ, tiết kiệm được chi phí in ấn, quản lý tài liệu và công khai, minh bạch hơn trong công tác quản lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian để giải quyết những việc này.

Liên quan đến vấn đề, 31/12 này hộ khẩu không có giá trị theo Luật Cư trú (sửa đổi) thì Bộ Công anđã hoàn thành dự thảo nghị định sửa đổi, một nghị định sửa đổi 19 nghị định có liên quan đến các quy định có sử dụng sổ hộ khẩu trong hệ thống các cơ quan của chúng ta để không sử dụng hộ khẩu có giá trị đến ngày 1/11. Nghị định này dự kiến sẽ được thông qua và có giá trị trước ngày 15/12/2022 này.

Phảiloại bỏ SIM rác ra khỏi xã hội

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng hiện nay tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Tô Lâm nêu 5 nhóm vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng.Đó là hành lang pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh mạng của chúng ta chưa hoàn thiện. Quan hệ phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội còn chưa đi vào thực chất mà nặng về hình thức, có tình trạng khoán trắng nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng thuộc các cơ quan chuyên trách. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm còn chưa hiệu quả, chưa triệt để và chưa kịp thời.

Phần lớn các nền tảng dịch vụ OTT, mạng xã hội, ứng dụng dịch vụ công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài hiện không có pháp nhân, Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp tại Việt Nam để triển khai các biện pháp quản lý trong phối hợp.

Đặc biệt, còn nhiều sơ hở trong quản lý đối với các loại hình dịch vụ, lĩnh vực tiềm ẩn những nguy cơ tội phạm như là tiền ảo, kinh doanh ngoại hối, hoạt động cung ứng, sử dụng SIM.

Riêng vấn đề quản lý, sử dụng SIM là vấn đề rất quan trọng. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đã rất nhiều lần đề nghị các doanh nghiệp khi phát hành các SIM loại bỏ SIM rác ra khỏi xã hội thì sẽ lành mạnh cho xã hội, góp phần làm cho lành mạnh thông tin cũng như các giao dịch trong xã hội, như tài chính, ngân hàng, sẽ bớt những ảo.

Theo người đứng đầu Bộ Công anh cho biết để hạn chế vấn đề cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp mới ngăn chặn được tình trạng trên. Cụ thể, thứ nhất phải tham mưu đẩy mạnh các hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia, hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách cơ động, linh hoạt, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả.

Thứ hai, là tập trung tham mưu để hoàn thiện hành lang pháp lý trên lĩnh vực an ninh mạng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn quản lý nhà nước về an ninh mạng.

Thứ ba, là nâng cao trình độ, năng lực và quan tâm đầu tư trang bị công cụ, phương tiện nghiệp vụ hiện đại để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ của thế giới cho lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Thứ tư là tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm trong vấn đề bảo đảm an ninh mạng của quốc tế, của thế giới đối với chúng ta.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.