Bộ đội Biên phòng vượt khó chở gạo cứu đói người dân

Gạo cứu trợ đã đến được tay người dân vùng lũ huyện Mường Lát
Gạo cứu trợ đã đến được tay người dân vùng lũ huyện Mường Lát
(PLO) - Sau cơn lũ dữ cuối tháng 8, đến nay tuyến giao thông đi huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều khó khăn. Những ngày qua, hàng trăm người dân mất nhà cửa phải tá túc tại đồn biên phòng. Giao thông chia cắt, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phải đi nhiều chặng đường bộ, đường thủy để chở gạo cứu đói người dân. 

Hơn 10 ngày sau cơn lũ dữ, huyện miền núi, biên giới Mường Lát vẫn tan hoang. Ngay sau mưa lũ, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa đã chỉ đạo các đồn biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động cử 1.120 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia hàng nghìn ngày công, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương di dời 261 hộ dân với 1.587 nhân khẩu tại vùng lũ huyện Quan Sơn và Mường Lát.

Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện vùng cao biên giới Mường Lát, nơi có 89 hộ với 418 nhân khẩu chủ yếu đồng bào dân tộc Thái sinh sống, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ gây ra trong những ngày vừa qua. Mưa lũ đã cuốn trôi nhà cửa của 65 hộ dân, 24 hộ còn lại bị ngập trong bùn đất.

Cơn lũ đi qua, nơi vùng cao biên ải này, đi đến đâu cũng gặp cảnh hoang tàn đổ nát bởi tài sản, vật nuôi, hoa màu đều bị cuốn trôi hoặc vùi dưới lớp đất đá, hạ tầng giao thông bị chia cắt hoàn toàn do sạt lở.

Không để người dân thiếu thực phẩm, nước uống, ngay sau lũ, Đồn Biên phòng Tam Chung, BĐBP Thanh Hóa đã huy động cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống địa bàn tổ chức sơ tán, di chuyển hàng trăm người dân ở bản Poọng qua các khu vực sông suối nguy hiểm về trú tại đơn vị; đồng thời bố trí chỗ ăn ở, hỗ trợ lương thực và nước uống cho người dân, tổ chức cấp cứu kịp thời những người bị thương.

Đồn Biên phòng Tam Chung đảm bảo ăn nghỉ tại đơn vị cho 140 người dân trên địa bàn từ ngày 30/8 đến nay, huy động gần 500 lượt ngày công  giúp người dân bản Poọng, xã Tam Chung dựng lại nhà, dọn dẹp vệ sinh nhằm ổn định cuộc sống. 

Ngay sau mưa lũ, đoàn công tác huyện Mường Lát đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng cùng chính quyền địa phương không để cho nhân dân bản Poọng thiếu đói; đồng thời tạo điều kiện về chỗ ở tạm thời, hỗ trợ ban đầu cho các hộ bị mất nhà mỗi hộ 7,5 triệu đồng và hỗ trợ 5 triệu đồng cho những hộ có nhà bị sập và 8 triệu đồng cho mỗi gia đình có người chết, mất tích.

Ngày 5/9, huyện Mường Lát đã nhận được 4 tấn gạo đầu tiên trong tổng số 10 tấn gạo cứu trợ từ UBND tỉnh Thanh Hóa sau nhiều ngày bị cô lập do mưa lũ. Để vận chuyển được 4 tấn gạo lên Mường Lát khá vất vả do tuyến đường quốc lộ 15C, 16C (tuyến đường bộ duy nhất vào huyện Mường Lát) đã bị ách tắc hoàn toàn.

Gạo, hàng cứu trợ của các cấp, ngành, các nhà hảo tâm chuyển cho bà con vùng lũ huyện Mường Lát được tập kết tại UBND xã Trung Lý và Đồn Biên phòng Trung Lý (cách thị trấn Mường Lát gần 40km). Từ đây, hàng cứu trợ sẽ được cán bộ Đồn Biên phòng Trung Lý vận chuyển bằng cách “tăng bo” bằng xe máy vượt hơn 10km đường rừng xuống bến đò Chiềng Nưa, xã Mường Lý, rồi vận chuyển bằng xuồng ngược dòng sông Mã đến xã Tam Chung, cấp phát cho người dân.

Mặc dù các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ như nối lại sóng liên lạc ngay sau 5 ngày bị mất, khắc phục các điểm sạt lở vùi lấp các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 15C, 16C nối các huyện miền xuôi với huyện Mường Lát...

Tuy nhiên, do khối đất đá sạt lở quá lớn, đến hôm qua (11/9), tuyến đường giao thông huyết mạch nối từ các huyện miền xuôi lên Mường Lát vẫn chưa thông suốt do sạt lở đất đá. Các tuyến đường giao thông nối từ trung tâm huyện Mường Lát đi các xã, bản còn nhiều điểm bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. Đường giao thông hiện còn 60 điểm sạt lở khiến giao thông bị ách tắc, đình trệ. 

Bản Ón, xã Tam Chung có 105 hộ với hơn 700 khẩu thì 8 hộ bị sạt lở nhà phải di dời khẩn cấp, 15 hộ có nguy cơ sạt lở. Hiện bản Ón vẫn đang bị cô lập hoàn toàn, mọi sinh hoạt của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, không đường, không trường, không trạm, không điện và không nước sinh hoạt. Mọi nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, thuốc men vẫn chưa đến được tay người dân. Hàng trăm người dân nơi đây đang cần sự chung tay, chia sẻ của các cấp, các ngành. 

Đọc thêm

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).