Bộ Công thương: Tinh giản biên chế đối tượng đến tuổi... nghỉ hưu

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại buổi làm việc.
(PLO) - Tiếp tục chương trình giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016”, hôm qua (7/3), Đoàn giám sát của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Công Thương. 

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước theo phân công của Chính phủ, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, trong những nhiệm kỳ trước, Bộ Công Thương đã thực hiện rà soát, kiến nghị Chính phủ tổ chức sắp xếp bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn đầu mối.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng thừa nhận, tổ chức, bộ máy của Bộ còn cồng kềnh; công tác tuyển dụng, trong đó có tuyển dụng đặc cách không qua thi tuyển, công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo vẫn còn nhiều sai sót; công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ đi cơ sở còn ít, hiệu quả chưa cao. Số ít cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là kinh nghiệm công tác tại doanh nghiệp... 

Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; bên cạnh đó, Chính phủ sớm sửa đổi Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo...

Đoàn giám sát ghi nhận kết quả thực hiện cải cách tổ chức, bộ máy hành chính tại Bộ Công Thương vừa qua đã đạt một số kết quả bước đầu, nhất là việc tinh giản biên chế. Đến nay, Bộ đã thực hiện được 4 đợt tinh giản biên chế với 362 người (tính đến tháng 2/2017)...

Tuy nhiên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa vẫn băn khoăn khi nhìn cả hai phương diện là tổng số đầu mối đơn vị và số lượng biên chế thì kết quả cải cách tại Bộ Công Thương chưa có chuyển biến gì lớn. Ngay cả tinh giản một cách cơ học thì sự chuyển dịch cũng chưa rõ nét.

Giải trình vấn đề này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, nguyên nhân chủ quan là do công tác đánh giá cán bộ còn hạn chế, chưa đánh giá đúng, chính xác năng lực, trình độ, khả năng phát triển của cán bộ; một số đơn vị còn nể nang, né tránh, qua loa, chiếu lệ. Điều này tác động trực tiếp đến việc tinh giản biên chế. Số lượng biên chế tinh giản vừa qua cũng chủ yếu là đối tượng đến tuổi nghỉ hưu hoặc chủ động xin nghỉ sớm chứ chưa có đối tượng bị tinh giản do không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm liền hoặc năng lực không đáp ứng được yêu cầu công việc như quy định hiện nay. 

Các thành viên Đoàn giám sát đã thẳng thắn chỉ ra báo cáo của Bộ Công Thương cho rằng “thời gian vừa qua, công tác cán bộ không để xảy ra sai sót gì nghiêm trọng” là chưa phản ánh đúng thực tế khi có nhiều vụ việc “lùm xùm” liên quan đến cán bộ thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương. Đoàn giám sát yêu cầu Lãnh đạo Bộ Công Thương phải nghiêm túc kiểm điểm và chấn chỉnh vấn đề này. 

Chỉ rõ, tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương vẫn còn cồng kềnh, nhiều đơn vị có tính chất giống nhau nhưng cũng chưa được sắp xếp lại một cách mạnh mẽ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Bộ Công Thương phải đánh giá chính xác những tồn tại, hạn chế trong cải cách tổ chức bộ máy tại đơn vị mình; phải tập trung vào vấn đề quản trị, điều hành, phân cấp, phân quyền của Bộ cho các đơn vị đầu mối và cho các địa phương như thế nào để bảo đảm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn thông suốt, mạch lạc.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.