Bộ Công Thương “rào sân” cho doanh nghiệp độc quyền?

Bị Bộ Tư Pháp “thổi còi” ngay từ khi quy hoạch còn đang nằm trên giấy song Bộ Công Thương vẫn nhất quyết giao trách nhiệm : quản lý, khảo sát, quy hoạch sử dụng và khai thác mỏ quặng Apatít tại tỉnh Lào Cai cho Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Hệ lụy là giờ đây các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn muốn đầu tư vào lĩnh vực này đều phải “qua cửa’ Tập đoàn hóa chất Việt Nam.

Bị Bộ Tư Pháp “thổi còi” ngay từ khi quy hoạch còn đang nằm trên giấy song Bộ Công Thương vẫn nhất quyết giao trách nhiệm : quản lý, khảo sát, quy hoạch sử dụng và khai thác mỏ quặng Apatít tại tỉnh Lào Cai cho Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Hệ lụy là giờ đây các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn muốn đầu tư vào lĩnh vực này đều phải “qua cửa’ Tập đoàn hóa chất Việt Nam.

a
Khai thác quặng- ảnh PV

Một quyết định gây nhiều bất bình

Theo khảo sát của Bộ Công Thương trữ lượng Apatít tại tỉnh Lào Cai khoảng778 triệu tấn, trong đó quặng loại I là 31 triệu tấn, quặng loại II là 234 triệu tấn, quặng loại III là 222 triệu tấn và quặng loại IV là 291 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò và dự báo khoảng 2,45 tỷ tấn.

Các khu vực dự kiến tập trung thăm dò địa chất trong giai đoạn quy hoạch như khu Tam Đỉnh – Làng Phúng; khu Phú Nhuận; quặng II khu trung tâm; vùng quặng Bát Xát – Lũng Pô; vùng Bảo Hà – Trái Hút; khu Bắc Nhạc Sơn từ trường 25 đến khai trường 29. Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò trong giai đoạn quy hoạch khoảng 213 tỷ đồng.

Ngày 18/8/2008, Bộ Công Thương có quyết định số 28/ QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng Apatít giai đoạn 2008-2010, có tính đến sau năm 2020. Quyết định này đặt ra các mục tiêu : việc quy hoạch khai thác quặng apatít Lào Cai tiếp tục sử dụng và khai thác triệt để các thiết bị khai thác hiện đang sử dụng trên dây chuyền sản xuất như khoan nổ, xúc bốc, vận tải để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất và kinh doanh. Từng bước đầu tư đổi mới công nghệ và đồng bộ thiết bị theo hướng hiện đại, hợp lý như máy xúc thủy lực, máy khoan thủy lực…Với sản lượng bình quân quặng nguyên khai loại I, loại II và quặng tuyển dự kiến cho giai đoạn quy hoạch khoảng 10,5 triệu tấn. Ngoài ra, quy hoạch tuyển quặng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất super lân và DAP có công suất tuyển tinh quặng được xác định là 2 triệu tấn/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ này giao toàn bộ việc quản lý, khảo sát, quy hoạch sử dụng và khai thác mỏ quặng apatít tại tỉnh Lào Cai cho Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Tập đoàn được liên kết, hợp tác với các DN khác có khả năng và mong muốn đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến quặng apatít phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Điều đáng nói là ngay khi Quyết định 28 còn là dự thảo, Bộ Tư pháp đã có văn bản cho rằng: “Không nên quy định trách nhiệm của Tập đoàn hóa chất Việt Nam trong văn bản này”. Bộ Tư Pháp khẳng định việc Nhà nước giao cho Tổng công ty hóa chất Việt Nam là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý, khảo sát quy hoạch trên toàn vùng mỏ Lào Cai…như trong quyết định của Bộ Công thương đã thể hiện sự đối xử không bình đẳng của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ý kiến của Bộ Tư Pháp khi đó đã không được Bộ Công Thương tiếp thu, chỉnh sửa.

 Khó hiểu là bản thân Bộ Công thương cũng tự mâu thuẫn với chính mình trong việc quy hoạch khoáng sản tỉnh Lào Cai. Tại văn bản số 4851/BCT – CNNg ngày 27/5/2009 Bộ này lại nêu rõ: “Mọi Doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt là DN trung ương hay địa phương, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan đều có thể được tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định…”. Như vậy văn bản 4851 đã mâu thuẫn với chính QĐ số 28 song hơn 10 năm qua vẫn mặc nhiên được thực hiện, trở thành “barie” cản các doanh nghiệp muốn đầu tư thăm dò, khai thác quặng apatít.

“Ngoại lệ” hay “rào sân” cho doanh nghiệp độc quyền?

a
Quyết định của Bộ Công Thương gây bất bình cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Lào Cai

Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI.JSC) là một trong những doanh nghiệp bị quyết định 28 “cản trở” khi muốn đầu tư vào thăm dò, khai thác quặng apatít tại Lài Cai. Trong khi Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam muốn cấp phép cho VIDIFI…JSC thì tỉnh Lào Cai lại hướng dẫn đơn vị này phải chờ đời sự thỏa thuận với Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam. Quá bức xúc, doanh nghiệp này đã chính thức có văn bản gửi lên chính phủ, trong đó nêu rõ: “Việc cấp phép thăm dò khoáng sản không cần phải có thỏa thuận của 1 DN khác và quy định tại điểm 4 Mục IX quyết định số 28/2008/QĐ-BCT đến nay không còn phù hợp với quy định của Luật khoáng sản hiện hành”. VIDIFIJSC đã đề nghị điều chỉnh quyết định trên theo hướng tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có tiềm lực về tài chính cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác và chế biến khoảng sản apatít phù hợp với quy định của Chính phủ và Luật khoáng sản.

Không phải chỉ mình VIDIFI.JSC, nhiều DN khác đã được tỉnh Lào Cai, Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam, thậm chí cả Chính phủ có văn bản chấp thuận chủ trương để thực hiện việc thăm dò khai thác quặng apatit nhưng đến nay vẫn không được cấp phép. UBND tỉnh Lào Cai luôn trả lời là DN phải được sự chấp thuận của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Ngay UBND tỉnh Lào Cai cũng đã có văn bản gửi về Chính phủ, Bộ ngành liên quan và đề nghị xóa bỏ nội dung bất hợp lý này trong quyết định 28. Bản thân Bộ Công Thương trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây cũng thừa nhận công tác thăm dò một số khai trường, việc nghiên cứu tuyển quặng nghèo (loại II và IV), công tác quy hoạch sử dụng và khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản còn chậm. Và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng thừa nhận chưa chủ động thực hiện việc hợp tác – liên kết với các DN ngoài Tập đoàn.

Thừa nhận thế song thực khó hiểu khi mới đây trong công văn kiểm điểm thực hiện quy hoạch quặng apatit để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương vẫn nhất nhất khẳng định: gần 3 năm triển khai thực hiện QĐ 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công thương đã thể tính đúng đắn và hợp lý; đến nay, Quy hoạch vẫn còn giá trị thực tiễn và khả thi, vì vậy, việc điều chỉnh Quy hoạch apatit tại thời điểm này là chưa cần thiết. “ cái lý” mà Bộ Công thương đưa ra là apatit là khoáng sản đặc thù chỉ có ở khu vực Lào Cai, là nguyên liệu quan trọng để phục vụ sản xuất phân bón, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là DNNN được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện quặng apatit, vì vậy, đề nghị Bộ TN&MT xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ không đưa vào danh mục các mỏ đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Trước lập luận này của Bộ Công Thương, “ những người trong cuộc” bức xúc cho rằng, phải chăng Bộ Công thương đang cố tình  rào sân” để giúp Tập đoàn Hóa chất “né” việc thực thi Luật Khoáng sản bổ sung mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2011? Nếu quả thực như vậy thì việc khai thác quặng apatit ở Lào Cai sẽ được bỏ qua việc tổ chức đấu giá để cấp quyền khai thác mỏ và xác định lại giá trị của những mỏ hiện đang được doanh nghiệp khai thác như Luật khoáng sản yêu cầu? Quặng apatit có phải là trường hợp “ngoại lệ” của Luật khoáng sản hay còn có uẩn khúc gì cần được làm sáng tỏ?

Việt Hằng

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.