Bình Thuận: Đình chỉ vụ án để “né” bồi thường oan sai?

Khi khắc phục hậu quả cơn bão, ông Dũng chỉ thu gom những cây gãy đổ, không phá rừng, không có động cơ vụ lợi
Khi khắc phục hậu quả cơn bão, ông Dũng chỉ thu gom những cây gãy đổ, không phá rừng, không có động cơ vụ lợi
(PLO) - Sau gần 3 năm loay hoay vẫn không đủ căn cứ kết tội các bị cáo, ngày 27/2/2017 vừa qua VKSND tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định đình chỉ vụ án “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng”, đình chỉ bị can đối với các ông Nguyễn Quang Dũng (nguyên Trưởng ban quản lý Rừng phòng hộ Phan Thiết), Nguyễn Văn Chỉ (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật) và Huỳnh Văn Năm (Kiểm lâm viên) về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”. 

Căn cứ để đình chỉ vụ án là do có sự chuyển biến tình hình (do sự thay đổi về chính sách pháp luật) nên hành vi của các bị can không còn nguy hiểm cho xã hội.

Về vụ án này, Báo PLVN đã có một số bài báo phản ánh diễn biến khách quan của vụ án, phân tích những dấu hiệu oan sai trong việc truy tố, xét xử 3 bị cáo về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng”. Thực tế, hành vi của ông Dũng và 2 đồng nghiệp chỉ là thực hiện việc thu gom cây gãy, đổ sau bão theo chủ trương, chỉ đạo bằng văn bản của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, việc ký hợp đồng thu gom cây đổ được thực hiện với đơn vị có đủ chức năng hành nghề, đủ năng lực, công cụ, phương tiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc thu gom được triển khai là công khai, minh bạch, không có yếu tố vụ lợi.

Quá trình thực hiện thu gom có sự tham gia kiểm tra, giám sát của cơ quan Kiểm lâm sở tại, chính quyền địa phương, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và các cơ quan chức năng thuộc Sở NN&PTNT. Việc thu gom đã bảo vệ tài sản của Nhà nước, khắc phục hậu quả cơn bão và ngăn ngừa các nguy cơ dịch bệnh có hại cho môi trường. Ông Dũng chỉ có “sơ suất” là khi biết số cây thiệt hại thực tế nhiều hơn số cây gãy đổ đã khảo sát trước đó, nhưng vì tính cấp thiết của việc khắc phục hậu quả bão lũ nên đã không báo cáo kịp thời nhưng việc này đã được Sở NN&PTNT Bình Thuận đồng ý cho bổ sung văn bản báo cáo sau để “hợp thức hóa”. Từ các phân tích trên thấy rằng, việc cơ quan tố tụng khởi tố, bắt giam các ông Dũng, Chỉ và Năm về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng” là không đúng căn cứ pháp lý.

Chưa kể, khách thể của tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” được quy định chỉ khoanh vùng trong 3 loại rừng trồng bằng tiền ngân sách nhà nước gồm rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Trong vụ án này, những cây gãy, đổ do bão lũ mà ông Dũng chỉ đạo khai thác nằm trong diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại tiểu khu 245A và 245B tại xã Tiến Thành (TP Phan Thiết, Bình Thuận) trước đây là rừng sản xuất nhưng đã được đưa ra khỏi 3 loại rừng trên.

Từ các phân tích trên, Báo PLVN khẳng định không đủ căn cứ kết tội ông Dũng và đồng nghiệp về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng”, đề nghị tuyên các bị cáo không phạm tội. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận vẫn loay hoay tìm cách buộc tội các bị cáo kiểu “suy đoán có tội”.   

Sau gần 3 năm sa vào vòng lao lý, từng bị giam 4 tháng “ăn cơm tù, mặc áo sọc”, đến ngày 27/2 vừa qua ông Dũng mới nhận được Quyết định đình chỉ vụ án nhưng một lần nữa ông Dũng lại bị “sốc”. Là cán bộ gần 30 năm tuổi Đảng, một cán bộ lâm nghiệp mẫu mực, tâm huyết với nghề bỗng dưng vướng vào oan án khiến ông Dũng suy sụp tinh thần, tưởng như gục ngã. Tuy vậy, trong những lúc tuyệt vọng, cùng cực nhất ông vẫn tin vào công lý, tin chắc rằng bản thân mình bị oan thì chắc chắn sẽ đến ngày mình được minh oan.

“Tôi đã chờ đợi quyết định đình chỉ vụ án gần 3 năm trời, nhưng khi được nhận Quyết định đình chỉ vụ án tôi lại bị “sốc” nặng. Tôi không có tội, lẽ ra tôi phải được xin lỗi, minh oan thì đằng này VKSND tỉnh Bình Thuận lại “ban ơn” bằng quyết định đình chỉ vụ án với căn cứ cho rằng được pháp luật khoan hồng do chuyển biến tình hình”- ông Dũng bức xúc trình bày.

Luật sư Nguyễn Bích Lan (Văn phòng Luật sư số 5 Hà Nội)- luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Dũng suốt quá trình tố tụng của vụ án phát biểu: “Căn cứ đình chỉ vụ án này không đúng, vì hành vi của ông Dũng không cấu thành tội phạm nên không thể áp dụng căn cứ do chuyển biến tình hình hay do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Quyết định đình chỉ vụ án của VKSND tỉnh Bình Thuận cố tình làm sai lệch bản chất vấn đề, né trách nhiệm phải bồi thường oan sai cho công dân. Hiện luật sư đang trợ giúp pháp lý cho ông Dũng tiếp tục khiếu nại Quyết định đình chỉ vụ án không đúng căn cứ pháp luật trên”.

Thiết nghĩ, dấu hiệu oan sai trong vụ án này rất rõ ràng, đề nghị VKSND tỉnh Bình Thuận cần nhìn nhận một cách sòng phẳng, công tâm, không thể vì chuyện né tránh trách nhiệm bồi thường oan sai cho công dân mà ra quyết định đình chỉ vụ án với căn cứ làm sai lệch bản chất vụ việc và nghiêm trọng hơn- áp dụng sai pháp luật. 

Đọc thêm

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.