Bình Dương ghi nhận 81 ca mắc COVID-19 mới

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sở Y tế Bình Dương vừa ghi nhận 81 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 từ đợt dịch thứ 4 trên địa bàn tỉnh lên 407 ca.

Tất cả 81 ca mắc mới là công nhân Công ty TNHH Gỗ Kỹ nghệ WANEK 2 (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một), ở khu vực phong tỏa của Công ty.

Các ca bệnh này tập trung ở 19 khu nhà trọ tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một; phường Phú Chánh và Vĩnh Tân của TX.Tân Uyên; phường Hòa Lợi, TX.Bến Cát. Liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Công ty Wanek đến nay đã ghi nhận 99 trường hợp mắc Covid-19.

Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 407 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng (24 trường hợp được phát hiện khi đến khám tại các cơ sở y tế, 195 trường hợp phát hiện trong các khu cách ly tập trung và 188 trường hợp phát hiện trong các khu phong tỏa). Dịch bệnh đã xuất hiện ở 32 công ty, xí nghiệp và hàng chục khu nhà trọ công nhân.

Tổng số bệnh nhân trong đợt dịch này là 409 (gồm 407 trường hợp trong cộng đồng, 01 chuyên gia nước ngoài, 01 ca tái dương tính sau khi hoàn thành điều trị tại Khánh Hòa). Có 04 bệnh nhân đã hồi phục. Số bệnh nhân đang còn điều trị 405 bệnh nhân. Có 03 bệnh nhân tiên lượng nặng phải thở máy, 03 bệnh nhân thở oxy.

Toàn tỉnh Bình Dương có 34 cơ sở cách ly tập trung (trong đó có 04 cơ sở cách ly là khách sạn cho chuyên gia nước ngoài) trải đều ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố với năng lực cách ly tập trung hiện có là 10.000 giường sẵn sàng tiếp nhận cách ly ngay, sẽ mở rộng từ 20.000 – 30.000 giường. Tổng số trường hợp hiện đang còn cách ly y tế tập trung là 4.385 trường hợp và 10.876 trường hợp đang cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú.

Ngành Y tế nhận định, ca bệnh đã xâm nhập vào nhiều công ty, lây lan ra các khu nhà trọ công nhân, và lây sang các công ty khác, do đó rất khó kiểm soát và có thể ca bệnh tăng cao trong thời gian tới nếu không ngăn chặn kịp thời.

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị tỉnh Bình Dương thực hiện một số giải pháp để tiếp tục chủ động công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, đề nghị Bình Dương thành lập 100 tổ, đoàn (3-4 người/tổ/đoàn) triển khai hướng dẫn, kiểm tra đánh giá công tác phòng, chống dịch cho các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn ngoài khu công nghiệp.

Thí điểm cho doanh nghiệp tự triển khai xét nghiệm nhanh Covid-19 cho công nhân và giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn thí điểm cho các doanh nghiệp.

Xem xét bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tự trả chi phí mua xét nghiệm nhanh và xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tuần trong thời gian có dịch.

Chỉ đạo việc thành lập Tổ an toàn COVID-19 trong các doanh nghiệp. Mỗi phân xưởng/tổ/bộ phận sản xuất phải có 1 Tổ an toàn COVID-19 hàng ngày đi kiểm tra, giám sát thực hiện 5K trong phân xưởng.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.