Biểu dương nỗ lực của các tỉnh Vùng ĐBSCL trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng những kết quả mà các Bộ, ngành và các địa phương Vùng ĐBSCL đạt được trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã tạo chuyển biến tốt trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân...

Chiều 4/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, xem xét những khó khăn, vướng mắc, đưa ra giải pháp tháo gỡ, nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Theo báo cáo Bộ Kế hoạch Đầu tư tại Hội nghị, trong giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương đã chi hơn 9.740 tỷ đồng cho 12/13 địa phương thuộc Vùng ĐBSCL (thành phố Cần Thơ không bố trí ngân sách Trung ương), chiếm tỷ lệ 5% kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên cả nước; đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở bám sát các quy định và chỉ đạo của Trung ương.

Riêng trong năm 2023, ngân sách Trung ương phân bổ kinh phí thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia (gồm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; mục tiêu giảm nghèo bền vững; và mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) cho vùng trên 4.200 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương trong vùng đã phân bố trên 2.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 99,5%, còn 2 tỉnh chưa phân bổ. Theo báo cáo của các địa phương vùng ĐBSCL đang khẩn trương thực hiện giải ngân vốn ngân sách địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt 100% kế hoạch,...

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến.

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến.

Nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, công tác giải ngân các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn. Riêng nguồn vốn năm 2023, đến nay, tỉnh đã giải ngân hơn 13 tỷ đồng, chủ yếu là cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc chậm giải ngân các nguồn vốn là do các ngành, địa phương trong tỉnh còn lúng túng trong việc thực hiện lồng ghép 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Thời gian tới, tỉnh cam kết sẽ nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phấn đấu giải ngân nguồn vốn các Chương trình đạt trên 95%.

Tại Hội nghị, các địa phương chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian qua. Đồng thời, các địa phương đề xuất Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn để tạo sự thống nhất, đồng bộ cho việc triển khai thực hiện các Chương trình của các địa phương Vùng ĐBSCL. Cùng với đó, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để đảm bảo phù hợp với thực tế của từng địa phương; đề xuất bổ sung quy định về tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ sau khi các xã, ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, những kết quả mà các Bộ, ngành và các địa phương Vùng ĐBSCL đạt được trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn. Phó Thủ tướng cho rằng những kết quả trên đã tạo chuyển biến tốt trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các địa phương và chỉ đạo cho các bộ, ngành sớm xem xét, tháo gỡ, xử lý để các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

“Các địa phương tập trung làm tốt công tác giải ngân nguồn vốn năm 2022 và nguồn vốn phân bổ năm 2023, để các nguồn vốn đầu tư cho chương trình sớm phát huy mục tiêu đề ra, để góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội của toàn Vùng ĐBSCL từ nay đến năm 2025” - Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, ông Lữ Văn Hùng - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu đã cảm ơn chuyến khảo sát của Phó Thủ tướng Chính phủ cùng Đoàn công tác. Lãnh đạo tỉnh tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng để khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh hơn tiến độ giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Bạc Liêu.

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.