Biểu dương những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ công chức THADS

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng.
(PLO) - Nhân dịp Kỷ niệm 71 năm Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946- 19/7/2017), Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Tiến Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự (THADS). Báo Pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

71 năm là chặng đường vẻ vang, đầy tự hào với Hệ thống THADS vì những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thưa Thứ trưởng, điều gì khiến ông ấn tượng nhất với sự phát triển của THADS những năm qua?

- Nhân dịp 71 năm Ngày Truyền thống THADS, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể công chức, người lao động làm công tác THADS trên toàn quốc, chúc các đồng chí và gia đình sức khỏe - hạnh phúc - thành công. 

Như chúng ta đã biết, năm 2017 là năm thứ 2 Ngành Tư pháp, Hệ thống THADS thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. Các mặt công tác THADS đều được triển khai kịp thời, toàn diện với những kết quả từ công tác THADS cho đến công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính, kiện toàn đội ngũ công chức, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. 

Điều mà tôi thấy phấn khởi nhất là kết quả thi hành xong về giá trị trong những năm qua đều tăng và có xu hướng ngày càng thực chất và ổn định. Năm 2016, THADS đã giải phóng trên 29 nghìn tỷ đồng; 09 tháng đầu năm 2017 THADS đã giải phóng trên 30 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế. Kết quả đạt được không những sẽ đóng góp tích cực góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà còn góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ, tôi xin ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng bền bỉ của đội ngũ công chức, người lao động làm công tác THADS trên toàn quốc.

Trước khó khăn của nền kinh tế, THADS cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. Theo Thứ trưởng, cần nhận diện những khó khăn đó như thế nào và các giải pháp để vượt qua?

- Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,73%, trong đó quý II đạt 6,17%, cao hơn nhiều so với quý I (5,15%). Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Kinh tế khó khăn, số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước, năm 2016 thụ lý tăng 5,64% về việc và 14,74% về tiền so với năm 2015; 09 tháng năm 2017 thụ lý tăng 5,60% về việc và 27,79% về tiền, trong đó, các vụ án liên quan đến tín dụng, ngân hàng tăng đột biến cả về số vụ việc và về giá trị, ví dụ như năm 2016, vụ việc loại này chiếm 59%, 6 tháng năm 2017 chiếm 55,8% giá trị phải thi hành trên toàn quốc. Điều này tạo áp lực rất lớn đối với đội ngũ công chức thi hành án, đặc biệt là chấp hành viên. Như trên địa bàn thành phố Hà Nội, đơn vị có lượng việc và tiền lớn thứ hai toàn quốc, bình quân mỗi chấp hành viên phải thi hành 174 việc tương ứng với 94,5 tỷ đồng. 

Kinh tế chưa khởi sắc, thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt còn làm chậm quá trình bán đấu giá tài sản kê biên, kéo dài thời gian thi hành án. Nhiều tài sản bán đấu giá nhiều lần, mất nhiều công sức vẫn không bán được. Lãnh đạo Bộ Tư pháp rất chia sẻ những áp lực đối với các cơ quan THADS trước những khó khăn. 

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017), qua đó bảo đảm sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, hạn chế tình trạng thông đồng, dìm giá, trục lợi. Đối với nhóm nợ xấu, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Bộ Tư pháp cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, UBND các tỉnh trong việc chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá. Việc điều chuyển biên chế, biệt phái công chức sẽ được đẩy mạnh. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin cũng sẽ được tăng cường để giảm tải áp lực công việc cho công chức.

Nhân Ngày Truyền thống THADS, Thứ trưởng có điều gì nhắn nhủ tới các thế hệ cán bộ, chấp hành viên hệ thống THADS?

Hệ thống THADS đã có bề dày truyền thống 71 năm, Lãnh đạo Bộ Tư pháp mong các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống, lòng tự hào nghề nghiệp, đoàn kết nhất trí, nâng cao bản lĩnh, trình độ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu THADS được Quốc hội và Chính phủ giao.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.