Biến đất ngập nước Thái Bình thành vùng phát triển kinh tế môi trường kiểu mẫu

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng người dân ra bãi biển trồng cây giúp giảm nhẹ thiên tai. Ảnh: TN&MT.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng người dân ra bãi biển trồng cây giúp giảm nhẹ thiên tai. Ảnh: TN&MT.
(PLO) - Sáng nay 5/2, Bộ TN&MT phối hợp với tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày đất ngập nước thế giới với chủ đề “ Đất ngập nước giúp giảm nhẹ thiên tai” Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức. 

Giảm nhẹ thiên tai

Bộ trưởng  TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ, các vùng đất ngập nước có các lợi ích hết sức quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Các vùng đất ngập nước không chỉ cung cấp nước sinh hoạt, lương thực, thực phẩm, dược phẩm cho con người; mà còn là những vùng sản xuất quan trọng về thủy sản, nông nghiệp, là những điểm thu hút du lịch; là nơi chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học, và là điểm di trú của các loài chim nước, các loài thủy sinh quý, hiếm.

Đặc biệt, đất ngập nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai như bão, lũ, hạn hán, sạt lở đất ven biển; giúp duy trì chất lượng nước ở các sông hồ; lưu giữ nước; nạp nước ngầm; lưu trữ carbon; điều hòa khí hậu và kiểm soát dịch hại.

Bộ trưởng cho biết, Bộ TN&MT đang phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) triển khai dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết”, với mục tiêu tăng cường nhận thức của các bên liên quan về tầm quan trọng của đất ngập nước và hỗ trợ hai tỉnh Thái Bình và Thừa Thiên Huế thành lập hai khu bảo tồn đất ngập nước tại Thái Thụy (Thái Bình) và Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế).

Theo Bộ trưởng Hà, “Điểm mới của dự án này là hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý hiệu quả đất ngập nước thông qua việc giảm thiểu các mối đe dọa, làm suy giảm đất ngập nước, từ các hoạt động của con người trong hệ sinh cảnh liền kề với đất ngập nước, góp phần thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam trong việc triển khai Công ước Ramsar”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà và bà Akiko Fujii, Quyền Giám đốc quốc gia, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam bắt tay sau khi trồng xong một cây xanh ngập mặn.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và bà Akiko Fujii, Quyền Giám đốc quốc gia, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam bắt tay sau khi trồng xong một cây xanh ngập mặn.

“Trong một tương lai gần, chúng ta sẽ cùng vui mừng và tự hào chứng kiến Thái Thụy là vùng đất vừa có nhiều hoạt động phát triển kinh tế, vừa là vùng đất ngập nước có đa dạng sinh học cao được bảo tồn kiểu mẫu. Đây sẽ là một mô hình điển hình về bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như đáp ứng được nguyện vọng của người dân” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Phát triển kinh vùng tế kiểu mẫu

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Xuyên khẳng định vai trò của khu vực đất ngập nước ven biển Thái Bình nói chung, vùng đất ngập nước Thái Thụy nói riêng đã và đang đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế, xã hội chung toàn tỉnh.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cùng Bộ đội biên phòng buộc cố định bảo vệ cây ngập mặn cây sau khi trồng.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cùng Bộ đội biên phòng buộc cố định bảo vệ cây ngập mặn cây sau khi trồng.

“Với vai trò to lớn của các vùng đất ngập nước hiện có, tỉnh Thái Bình đã và đang được Chính phủ, các bộ, ngành trung ương rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư hỗ trợ, tạo các cơ chế, chính sách đặc thù để bảo tồn và phát huy giá trị của vùng đất ngập nước cửa sông, ven biển", ông Xuyên nhấn mạnh.

Nhận thức được giá trị của đất ngập nước, Thái Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển vùng ven biển như: cứng hóa toàn bộ hệ thống đê biển, xây dựng khu vực ven biển thành trọng điểm phát triển kinh tế, xã hội.

“Thái Bình luôn đã trồng, chăm sóc, bảo vệ được hơn 3.700 ha rừng ngập mặn đặc thù, và dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, khai thác và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước chú trọng bảo vệ môi trường từ trong đất liền, chủ trương kêu gọi và ưu tiên các dự án sản xuất sạch, chấp thuận các dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh ít phát sinh chất thải; chất thải phát sinh được xử lý đạt tiêu chuẩn để giảm áp lực về môi trường cho các vùng đất ngập nước ở cửa sông, ven biển hướng tới sự phát triển bền vững…”, ông Phạm Văn Xuyên cho biết.

Trò chuyện với người dân sau khi vừa trồng cây lên bờ biển, Bộ trưởng khẳng định: "Bảo vệ đất ngập mặn, quan trọng nhất là ý thức của người dân".
Trò chuyện với người dân sau khi vừa trồng cây lên bờ biển, Bộ trưởng khẳng định: "Bảo vệ đất ngập mặn, quan trọng nhất là ý thức của người dân".

Ngay sau Lễ mít tinh, các đại biểu cùng hơn 500 cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng và thanh niên, học sinh và người dân huyện Thái Thụy đã trồng hơn 5.000 ngàn cây bần chua và cây trang tại vùng ven biển thuộc xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.