Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai: Sân bay Long Thành mở ra nhiều cơ hội

Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai: Sân bay Long Thành mở ra nhiều cơ hội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi Cảng hàng không Quốc tế (sân bay) Long Thành đi vào hoạt động, kinh tế Đồng Nai có thuận lợi lớn, cơ hội nhiều. Song, sân bay Long Thành cũng đặt ra hàng loạt thách thức mà Đồng Nai phải đối mặt, giải quyết.

Đó là nội dung chính trong Hội thảo chuyên đề “Cơ hội, thách thức đối với Đồng Nai sau khi Sân bay Long Thành đi vào hoạt động” được tổ chức vào sáng 30/8 do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh uỷ; ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cùng chủ trì hội thảo.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức phát biểu tại Hội thảoChủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết sân bay Long Thành sau khi đi vào hoạt động, kỳ vọng có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 3-5%. Giai đoạn I của dự án đang triển khai xây dựng 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, 1 đài kiểm soát không lưu và các công trình phụ trợ; công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2026.

Ông Võ Tấn Đức khẳng định, “Để phát huy tối đa hiệu quả của Cảng Long Thành, trong Đồ án Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm trung tâm động lực mới cho phát triển đột phát, phấn đấu đưa Đồng Nai trở thành đầu mối lớn về giao thông và logistics; phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế hàng không; thu hút ngành công nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo sớm trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại vào năm 2030.

Trong đó dự án Sân bay Long Thành chính là cánh cổng mở ra bầu trời để Đồng Nai trở thành trung tâm trung chuyển khu vực, kết nối Đồng Nai với các nước trong khu vực và thế giới”.

Sân bay Long Thành đã hoàn thành các hạng mục thi công giai đoạn 1Sân bay Long Thành đã hoàn thành các hạng mục thi công giai đoạn 1

Tại hội nghị, Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Hữu Nguyên cho biết trong 8 tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt hơn 42.100 tỷ đồng cao hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1,089 tỷ USD; tăng 34% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chất lượng thu hút đầu tư vẫn chưa đạt được kỳ vọng; động lực chính vẫn từ các ngành công nghiệp thâm dụng nhiều lao động.

Thu hút nhiều, nhưng chủ yếu các dự án hỗn hợp, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông.

Vì thế giá trị gia tăng tạo ra thấp, suất đầu tư trên mỗi ha đất công nghiệp chỉ đạt khoảng 18 tỷ đồng, là thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình của cả nước là 22 tỷ đồng, TP. HCM là 43 tỷ đồng, Bắc Ninh 27 tỷ đồng, Bình Dương 19 tỷ đồng. Đóng góp vào ngân sách chưa cao, dẫn đến Đồng Nai có khả năng tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh thành.

Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Hữu Nguyên trình bày tham luận tại hội nghịGiám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Hữu Nguyên trình bày tham luận tại hội nghị

Tại hội thảo, các đơn vị đã trình bày những tham luận đóng góp ý kiến cho tỉnh Đồng Nai. Trong đó, PGS TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; Giáo sư, Tiến sĩ Frank Fichert - Đại học Khoa học Ứng dụng Worms (WUAS, Cộng hòa Liên bang Đức); Tiến sĩ Đinh Công Khải – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ về phát triển bền vững cảng hàng không – hợp tác giữa cảng hàng không và các bên liên quan trong khu vực EU, sự thay đổi cấu trúc kinh tế sau khi cảng hàng không đi vào hoạt động, các xu hướng như mục tiêu “net zero”, đổi mới công nghệ, đổi mới lực lượng lao động và thực hiện cuộc cách mạng trải nghiệm hành khách, sẽ là những xu hướng tác động đến cảng hàng không.

Bí thư Tỉnh ủy trao đổi với các đại biểu đầu hội thảo

Bí thư Tỉnh ủy trao đổi với các đại biểu đầu hội thảo

Kết luận tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhận định, hiện nay hạ tầng Đông Nam Bộ đang được Chính phủ quan tâm rất nhiều. Với những lợi thế sẵn có kết hợp với đầu tư hạ tầng đồng bộ thì trong 3 năm tới có thể sức hút của vùng sẽ quay trở lại, nhà đầu tư sẽ về nhiều. Đồng Nai hy vọng sẽ đón lấy cơ hội vì với lợi thế là cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành đang trở thành một trung tâm mới của vùng Đông Nam Bộ. Đương nhiên Đồng Nai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ trung tâm này.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị thời gian tới phải triển khai mạnh mẽ các vấn đề như nhân lực để phục vụ sân bay và vùng sân bay. Thứ 2 là về đầu tư hạ tầng giao thông để kết nối và hoàn thiện với sân bay. Không thể chấp nhận được nếu để Sân bay Quốc tế nằm giữa vùng nông thôn mà hạ tầng giao thông yếu kém thì không cân xứng.

Ông Lĩnh cũng lưu ý, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện Net Zero vì vậy đưa vào vận hành sân bay là một thử thách lớn do đó cần kiểm soát môi trường chặt chẽ. UBND tỉnh Đồng Nai cần phối hợp với các đơn vị chức năng để giảm thiểu tác động vào môi trường, để tỉnh Đồng Nai cùng với cả nước hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Hơn 3000 lao động thi công xuyên lễ 2/9

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV, đơn vị chủ đầu tư dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành) cho biết: Đến nay, khu vực công trình nhà ga hành khách đã hoàn thành toàn bộ phần bê tông cốt thép cột, dầm sàn lầu 1, 2, 3; bê tông cốt thép dầm sàn lầu 4 cũng đạt 100% diện tích, đang vượt tiến độ.

Để hoàn thành các hạng mục trước ngày 31/8/2026 để đạt được mục tiêu khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên cất cánh vào dịp lễ 2/9/2026, nhà thầu đã nỗ lực triển khai các mũi thi công. Trong dịp nghỉ lễ 2/9 này, đơn vị duy trì 100% nhân sự tại công trình với khoảng 3 ngàn người.

Đại diện Ban Điều hành Hancorp gói thầu 5.10, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành cho biết: "Xác định đây là công trình trọng điểm quốc gia, anh em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, gác lại những câu chuyện cá nhân, gia đình để thi công làm sao nhanh chóng, hoàn thành tiến độ công trình đưa ra, bàn giao cho chủ đầu tư và đưa vào vận hành sớm, phục vụ người dân".

Theo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ACV, các gói thầu do đơn vị làm chủ đầu tư đang đảm bảo tiến độ, trong đó có một số hạng mục quan trọng hiện đang vượt tiến độ. Cụ thể, gói thầu số 5.10: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách đã hoàn thành toàn bộ phần bê tông cốt thép cột, dầm sàn lầu 1,2,3 và đang triển khai thi công bê tông cốt thép dầm sàn lầu 4. Ngày 22/8/2024, các đơn vị đã tiến hành lắp đặt kết cấu thép phần cánh 2 và cánh 3 theo đúng kế hoạch và tiến độ hợp đồng.

Với tiến độ thi công phần thô, toàn bộ công tác mua sắm, đặt hàng thiết bị ME, thiết bị nhà ga, hệ thống HBS, vách kính mặt đứng đã được triển khai ký hợp đồng với các nhà cung cấp và nhà sản xuất và đang trong quá trình sản xuất, gia công dự kiến hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, trước tháng 12/2025, hoàn thành lắp dựng mặt đứng trước tháng 3/2026 và phấn đấu hoàn thành toàn bộ các hạng mục trước ngày 31/8/2026.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.