Bi kịch của "người đàn bà ai cũng thương" nhưng lại giết chồng

Đan chặt 10 ngón tay, Năng không dám quay mặt về phía người thân, dù rằng, nơi hàng ghế dự khán, có bố mẹ, con cái và cả mẹ chồng với ánh mắt bao dung, tha thứ.

Đến với nhau và xây dựng mái ấm gia đình đã gần 30 năm. Những tưởng cuộc sống của đôi vợ chồng họ sẽ bền chặt và hạnh phúc khi lần lượt bốn đứa con ra đời nhưng bi kịch xảy ra khiến ai cũng bàng hoàng xót xa.

Bị cáo Năng tại phiên xét xử
Bị cáo Năng tại phiên xét xử

Lửa ghen thiêu rụi hạnh phúc

Phiên sơ thẩm trong không khí buồn bã đến nao lòng người hôm ấy diễn ra tại Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh. Đứng trước hàng ghế dành cho bị cáo là người vợ đã sát hại chính người chồng sau gần ba mươi năm má ấp tay kề của mình.

Bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Năng (SN 1964, trú tại phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) liên tục lau nước mắt lăn dài trên gò má. Mới thoạt nhìn qua, ai cũng có thể cảm nhận những nét tiều tụy và khắc khổ trên khuôn mặt người phụ nữ này nhưng có lẽ không phải ai cũng có thể hiểu được bi kịch mà chị gặp phải.

Đan chặt 10 ngón tay, Năng không dám quay mặt về phía người thân, dù rằng, nơi hàng ghế dự khán, có bố mẹ, con cái và cả mẹ chồng với ánh mắt bao dung, tha thứ.

Câu chuyện được chắp nhặt thông qua người thân của bị cáo khiến ai nấy có mặt đều không khỏi xót xa thương cảm. Năng là một phụ nữ có dáng người mảnh mai, xinh đẹp. Đặc biệt, trời phú cho chị có một giọng nói dễ nghe nên thường thu hút người đối diện.

Đó cũng là nguyên nhân chính khiến anh Tôi - chồng chị rơi vào tình trạng “bất an như ngồi trên đống lửa” khi thấy vợ được nhiều người hay chuyện trò, hỏi han và quý mến.

Điều lo lắng của Tôi càng có lý do khi Tôi hơn vợ gần một con giáp và lại mắc bệnh, hễ trái nắng trở trời là đau ốm, còn vợ mình thì lại sống trong “ánh mắt thèm thuồng” của không biết bao người.

Có với nhau bốn mặt con, kinh tế gia đình có phần eo hẹp, lại không muốn trông cậy mãi vào sự giúp đỡ của gia đình hai bên nên Tôi bàn với vợ mở quán càfe để có đồng ra đồng vào. Ngày mở quán cà phê cho vợ bán, thấy Năng nói cười với khách nhiều hơn cũng là lúc trong lòng Tôi mơ hồ nghĩ đến cảnh vợ ngoại tình hoặc có tình ý với khách đến quán uống nước hoặc với ai đó hơn hẳn mình. Gã chồng này bắt đầu tìm đến rượu nhiều hơn để quên bỏ mối hờn ghen đang ngày càng nhen nhóm thành đống lửa lớn âm ỉ cháy trong lòng mình.

Tuy nhiên, có ai ngờ được rằng, chính những mượn rượu để giải sầu và tìm lối thoát cho mình khỏi những nghi ngờ thì Tôi lại biến thành một “Chí Phèo” chỉ biết triền miên trong hơi men. Những lúc như vậy, Tôi hoàn toàn trở thành một người khác, cộc cằn, thô lỗ, và hễ thấy chị Năng là lao vào đánh đập, chửi mắng mà không có bất cứ một lý do nào.

Những trận đòn roi với vợ khiến cả bốn đứa con của Tôi mặc sức can ngăn bố nhưng vô hiệu. Ngay cả gia đình hai bên đã khuyên nhủ nhưng Tôi đều bỏ ngoài tai, lại hung hăng cho rằng đây là việc của gia đình, ai dám “trái ý” sẽ phải chịu hậu quả.

Có lẽ chính vì cuộc sống gia đình ngày càng ngột ngạt và căng thẳng, người vợ không biết đã phải chịu bao đau đớn về thể xác do thường xuyên bị hành hạ, đánh đập, lại bị chà đạp về tinh thần quá nhiều nên cuối cùng, điều không mong muốn đã xảy ra chính tại mái ấm ấy khi Tôi trở về nhà trong hơi men nồng nặc và giở thói cũ vào một tối tháng cuối 12/2011.

Bi kịch từ sự bạo hành

Bữa ấy, sau khi đi nhậu về, Tôi thấy vợ đang ngồi bán quán liền chửi mắng. Biết tính chồng và đoán chồng đã lại uống rượu nên chị Năng không trả lời mà lẳng lặng bỏ ra sau nói chuyện với người thuê trọ.

Trong cuộc nói chuyện với người này, khi biết anh ta không biết đường đến bệnh viện để gặp người thân, Năng tỏ ý sẽ giúp đỡ. Chị cũng muốn nhân cơ hội này ra ngoài cho khuây khỏa để thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của gia đình đang hiện hữu.

Thế nhưng, trong lúc chị dắt xe đi, Tôi từ trong nhà lao theo dọa nếu vợ đi ra khỏi cổng sẽ giết. Thấy chị Năng vẫn lầm lũi đi ra phía cổng ra đường thì Tôi lồng lộn như một con thú dữ. Y vớ lấy con dao gần đó chạy lại đâm thủng bánh xe của vợ với mục đích không cho vợ ra khỏi nhà. Không đi được ra ngoài, chị Năng bèn quay vào nhà và muốn nói chuyện nghiêm túc với chồng.

Trong câu chuyện kéo dài chưa được 15 phút, chị Năng muốn chồng mình từ bỏ rượu chè để con cái và vợ được nhờ thì Tôi bảo: “Cô không phải dạy khôn tôi, tôi tưởng cô không còn quan tâm tôi nữa chứ!”.

Thấy vô lý, chị Năng phản bác: “Thế anh nghĩ tôi thương ai được nữa, tôi không vì anh, vì các con thì tôi đâu phải chịu đựng suốt bao năm qua như vậy. Tại sao lúc nào anh cũng trút hết ấm ức bằng đòn roi lên tôi như vậy, tôi nào có tội tình gì?”.

Nghe vợ nói thế, Tôi vớ chiếc ghế gần đó lao thẳng về phía vợ định đánh. Quá hoảng loạn và sợ hãi, người vợ tội nghiệp này thấy con dao chồng dùng đâm thủng bánh xe để gần đó liền vớ lấy giơ về phía trước phòng vệ. Tuy nhiên, mũi dao vô tình đã đâm thẳng vào ngực trái của người chồng…

Nhát đâm đúng vào chỗ nguy hiểm gây ra mất máu cấp nên khi được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thì Tôi đã tử vong. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị Năng đã đến công an phường đầu thú và tường thuật lại toàn bộ sự việc

“Cháu mong mẹ cháu sớm trở về…”

Tại phiên xử thi thoảng có những tiếng nấc và đầy nước mắt ấy, người con trai của Năng - đồng thời là đại diện cho bị hại, liên tục xin trình bày với hội đồng xét xử: “Thưa quý tòa và mọi người, ba mẹ thường xuyên mâu thuẫn. Nguyên nhân bởi ba cháu hay nhậu nhẹt rồi về nhà ghen tuông, đánh đập mẹ. Mặc dù vậy mẹ cháu không hề có ý định bỏ ba và chúng cháu. Mẹ là người chịu thương chịu khó, đã sống hết lòng chăm sóc chồng con nhưng lại bị ba cháu thường xuyên ngược đãi, bạo hành. Cháu mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt để mẹ được sớm trở về…”.

Tiếp lời cháu, người đàn bà già nua ngồi lặng trong góc phòng - là mẹ ruột của bị cáo Năng cám cảnh: “Phải chi tụi nó dứt khoát, không sống được thì chia tay, giờ pháp luật xử sao thì cái Năng cũng mang tiếng giết chồng. Nó không có chủ ý nhưng tôi là mẹ nó, thương con mà không biết phải làm sao cả”.

Không ngăn nổi tiếng thở dài, bà tiếp lời: “Tụi nó còn thương nhau lắm! Thương mới chịu đựng từng ấy năm. Vì bình thường, thằng Tôi hiền lành, biết phụ vợ buôn bán và lo cho con ăn học. Sau mỗi lần say đánh vợ tả tơi, bao giờ nó cũng tỏ ra ăn năn, chiều chuộng vợ hơn, con Năng vì thế mà không bỏ được”.

Khi HĐXX hỏi sao không nhờ chính quyền can thiệp để sự việc có thể không đi đến kết cục đau buồn như thế này thì người vợ tội nghiệp quệt nước mắt đang lăn dài trên gò má trình bày: “Bị cáo cũng muốn trình báo nhưng sợ chồng bị bắt, sợ phạt tiền nên không nỡ, nên thôi!”. Câu nói của chị khiến nhiều người có mặt cảm thấy xót xa.

Sau thời gian nghị án kéo dài… 3 ngày, HĐXX nhận định hành vi giết người của Năng là sự bộc phát của những uất ức, âm ỉ mà bị cáo phải chịu đựng trong nhiều năm liền. Khi nạn nhân dùng ghế đánh vào đầu, trong lúc hoảng loạn bị cáo đã lấy chính con dao của chồng gây án nên đã chuyển khung hình phạt từ “Giết người” sang “Giết trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và tuyên phạt Năng mức án 2 năm tù giam.

Nhìn cảnh bốn đứa con cùng người thân lên ôm lấy Năng trước khi bị cáo được dẫn giải về trại giam khiến nhiều người có mặt trong khán phòng còn nán lại chứng kiến giây phút chia ly mà không ít người rưng rưng nước mắt.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều bi kịch có khởi nguồn từ thói bạo hành gia đình mà Tòa từng xét xử. Và điểm chung của các vụ án chính là sự cam chịu quá mức của người phụ nữ khi bị xâm phạm nghiêm trọng về thể chất, tinh thần và nhân phẩm. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như tâm lý không muốn “vạch áo cho người xem lưng” vô tình đã trở thành rào cản để họ không giám tranh đấu cho bản thân mình. Khi đến một ngày, khi mọi thứ đã vượt qua giới hạn chịu đựng và khả năng bình thường thì những bi kịch như của người vợ này đã xảy ra.

Kỳ Anh

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".