Bị các bệnh viện khác từ chối, bác sỹ mang thai 38 tuần ở Bạch Mai phải vào tâm dịch tiếp tục 'chiến đấu', chờ sinh con

(PLVN) - Mặc dù đã được lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai cho nghỉ để chuẩn bị sinh con, nhưng do không bệnh viện nào tiếp nhận cô khi biết cô là bác sỹ của bệnh viện Bạch Mai - nơi được coi là tâm dịch của Hà Nội - nên bác sỹ mang thai 38 tuần đành phải quay lại bệnh viện, tiếp tục chiến đấu.

Mới đây, báo Phụ nữ Việt Nam (PNVN) đã đăng tải một câu chuyện chạnh lòng về  thông tin bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương đang mang thai tuần 38 vẫn tình nguyện đến BV Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân khiến.

Trao đổi với PNVN, lãnh đạo BV cho biết đúng là có chuyện nhân viên y tế mang thai đến tuần 38 vẫn phải đi làm việc. Nhưng, đây không phải là tự hào mà là câu chuyện buồn, là sự việc đau lòng.

Theo vị lãnh đạo này, nhân vật trong câu chuyện là bác sĩ Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia) mang thai đến tuần 38, dự sinh ngày 15/4. Do diễn biến dịch bệnh phức tạp, Ban lãnh đạo BV đã cho thai phụ nghỉ trước sinh để đảm bảo sức khỏe.

Nữ bác sĩ thai 38 tuần đi chống dịch: Bởi các Bệnh viện khác đều từ chối - Ảnh 1.

Nữ bác sĩ mang thai 38 tuần vẫn hỗ trợ đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân

Tuy nhiên, sau khi nghỉ, nữ bác sĩ đến các bệnh viện chuyên khoa Sản để làm thủ tục sinh. Tuy nhiên, một bệnh viện từ chối, rồi hai, ba bệnh viện cũng từ chối khi biết thai phụ là nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai.

Họ từ chối thai phụ - cũng là đồng nghiệp của mình vì sợ cô ấy có thể mang mầm bệnh COVID-19 mặc dù kết quả xét nghiệm của nữ bác sĩ này là âm tính. 

"Chúng tôi đã điều trị, cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân. Đến một ngày, chính chúng tôi lại bị cơ sở y tế khác từ chối chăm sóc, điều trị. Đau lòng lắm". - Một lãnh đạo BV Bạch Mai chia sẻ

Thời điểm nữ bác sỹ này đi làm hồ sơ sinh, một số nhân viên BV Bạch Mai đã phải cách ly vì liên quan đến 2 điều dưỡng thuộc Trung tâm Bệnh nhiệt đới nhiễm COVID-19.

Ngày sinh thì đến gần và đặc biệt, trong những tuần cuối thì nguy cơ sinh sớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cô ấy trình bày với lãnh đạo BV. Trước tình huống ấy, Ban Giám đốc cho cô ấy vào chờ sinh chứ chẳng nhẽ lại đẻ ở nhà. Tuy nhiên, thời điểm ấy BV đã phải tạm dừng hoạt một số khoa, trung tâm. Nếu mang bụng bầu vào BV mà nói đi đẻ bộ phận kiểm soát ngoài cổng sẽ chẳng cho vào. Cô bác sĩ ấy phải nói đi trực thì họ mới cho vào. Trong thời gian chờ sinh, là bác sĩ nên cô ấy cũng hỗ trợ khoa chăm sóc các bệnh nhân khác.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, đây là sự việc đau lòng. Bởi nhân viên y tế BV Bạch Mai bị kỳ thị ghê gớm không chỉ ở cộng đồng mà còn ở chính những đồng nghiệp của mình. Thực tế, ai cũng có khả năng bị nhiễm virus COVID-19 và bất cứ cơ sở y tế nào cũng có thể có người nhiễm. Ngay như các công nhân Công ty Trường Sinh họ chẳng có triệu chứng gì vẫn làm bình thường, chỉ đến khi xét nghiệm mới phát hiện bị dương tính. "Là y bác sĩ, nếu tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình tiếp xúc, điều trị bệnh nhân thì rất khó bị nhiễm", vị lãnh đạo này nói.

Trước đó,như PLVN đã có bài viết về nỗi niềm của bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai: Trên trang thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, GS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - đưa ra một thực tế buồn, đó là thái độ kỳ thị của mọi người dành cho các y bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai.

Ông nói: "Khi tiếp xúc với nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai thời Covid, đâu đó có thái độ e dè. Trước đây, chúng tôi biết có nhiều người rất quý mến các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, trân trọng bác sĩ Bạch Mai. Nhưng bây giờ, qua nhiều kênh truyền thông không chính xác, họ xem y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai là nguồn lây, là người mang Covid đến, vì thế họ né tránh. Thậm chí, có 1 bác sĩ của chúng tôi dù có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng khi bà nội mất, cả dòng họ không cho về để chịu tang bà. Đây là điểu chúng tôi rất buồn."

Giám đốc BV Bạch Mai cho biết: Khi một bộ phận người dân đang lo sợ ổ dịch Bạch Mai sẽ lây lan, thì trong bệnh viện này, các y bác sỹ đang hết lòng vì người bệnh.

Những tấm gương này, theo GS Tuấn là không thể kể hết, nhưng có những người không thể không nhắc đến, ví dụ như một nữ bác sỹ mang thai tháng cuối nhưng vẫn tình nguyện ở lại chăm sóc bệnh nhân.

"Có một bác sĩ trẻ, là học trò của tôi, mang thai tháng cuối, đang cách ly tại C9 Viện Tim mạch. Mặc dù là tháng thai cuối phải gặp nhiều khó khăn về tâm lý nhưng nữ bác sĩ vẫn xung phong ở lại bệnh viện để chăm sóc cho người bệnh, dù phải hy sinh nhiều thứ: về thể xác - đang mang thai tháng cuối, về tinh thần - mệt mỏi. Tuy vậy, nhờ có tinh thần hết lòng vì người bệnh và có anh em đồng nghiệp chung sức đồng lòng nên sức khỏe và thai của nữ bác sĩ vẫn diễn biến tốt." - ông kể.

GS Tuấn khẳng định: "Như tất cả các đồng nghiệp khác tại Vũ Hán hay Hoa Kỳ, chúng tôi sẵn sàng dấn thân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chăm sóc tốt nhất người bệnh và chăm sóc lẫn nhau để đi qua đại dịch."

Ngày 28/3,  Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một ổ dịch lớn, nguy hiểm. Bộ Y tế đã thành lập một tổ công tác đặc biệt, một tổ điều tra dịch tễ tại BV Bạch Mai. Cũng trong ngày 28, Hà Nội đã quyết định phong tỏa, cách ly toàn bộ cán bộ, y bác sỹ bênh viện bệnh viện Bạch Mai.

Các chuyên gia y tế nhận định bước đầu đã xác định Công ty Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính tại BV Bạch Mai, không phải từ các y bác sĩ, nhân viên y tế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.