Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cứu chữa kịp thời ca biến chứng đặc biệt nguy hiểm

Được cấp cứu kịp thời sản phụ và cháu bé đã qua cơn nguy kịch (ảnh bệnh viện cung cấp)
Được cấp cứu kịp thời sản phụ và cháu bé đã qua cơn nguy kịch (ảnh bệnh viện cung cấp)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vào giai đoạn sắp sinh, sản phụ đột ngột lên cơn co giật, người vật vã, tím tái, huyết áp tụt, độ bão hòa của ô xy trong máu giảm. Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hải Dương xác định sản phụ bị thuyên tắc mạch ối, nguy cơ tử vong cho mẹ và thai nhi.

Trước đó chiều 5/7, sản phụ P. T. L. (35 tuổi, quê Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) nhập viện Phụ sản Hải Dương. Sản phụ mang thai lần 2, được 39 tuần và chuyển dạ đẻ. Trước đó, chị L. có tiền sử khỏe mạnh, lần mang thai thứ nhất đẻ thường và lần này cũng được bác sĩ chỉ định theo dõi chờ đẻ.

Khoảng 5 giờ ngày 6/7, vào giai đoạn chuẩn bị sinh, chị L. đột ngột lên cơn co giật, người vật vã, tím tái, huyết áp tụt, độ bão hòa của ô xy trong máu giảm. Các bác sĩ xác định chị L. bị thuyên tắc mạch ối, nguy cơ tử vong cao cho mẹ và con.

Trước tình huống cấp bách trên, chị L. ngay lập tức được hội chẩn, chỉ định thở ô xy, hồi sức và chuyển thẳng lên phòng mổ. Tại đây, chị được đặt nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực để nâng huyết áp, duy trì hỗ trợ hô hấp, tim mạch.

Song song với hồi sức tích cực, tiến sĩ, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Dương trực tiếp chỉ đạo ê kíp phẫu thuật nhanh chóng mổ lấy thai, đồng thời duy trì các biện pháp hồi sức tích cực cho sản phụ.

Con trai chị L. chào đời nặng 3.400 gram, nhưng nhịp tim, nhịp thở yếu nên được hồi sức sơ sinh tích cực, tình trạng khá dần lên. Cháu bé sau đó đã chuyển sang Bệnh viện Nhi Hải Dương theo dõi, chăm sóc và điều trị tiếp.

Tuy nhiên, trong quá trình mổ lấy thai xuất hiện tình huống tử cung của chị L. bị đờ, không co được do diễn biến của bệnh. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung để cầm máu; đồng thời, truyền 10 đơn vị máu và huyết tương từ nguồn dự trữ của bệnh viện và của một số nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân hiến để cấp cứu sản phụ này.

Sau mổ, chị L. được tiếp tục hồi sức tích cực, theo dõi sát sao, dùng các thuốc vận mạch để duy trì huyết áp, độ bão hòa ô xy trong máu, các chỉ số sinh tồn, tuần hoàn và hô hấp. Khoảng 2 tiếng sau, độ bão hòa ô xy trong máu của sản phụ tăng lên 96-98%, nhịp tim, huyết áp dần ổn định. Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Để đề phòng những diễn biến phức tạp, nguy cơ rối loạn đông máu kéo dài có thể xảy ra, ngay trong ngày, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương đã chuyển chị L. lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị, chăm sóc. Con trai chị cũng được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Sau 2 ngày cấp cứu và điều trị tích cực sức khỏe của sản phụ và cháu bé đã cơ bản ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cho biết: Tắc mạch ối là bệnh hiếm gặp ở sản phụ, tỷ lệ chỉ khoảng 1/10.000 . Nguyên nhân do nước ối và các thành phần khác trong nước ối thâm nhập vào mạch máu của người mẹ dẫn tới tình trạng tắc các mạch máu gây thiếu ô xy, tụt huyết áp, giảm nhịp tim… mặc dù trong quá trình thai nghén, sản phụ không có bất thường gì.

Khi gặp sự cố này, dù ở bất kỳ ở bệnh viện tuyến Trung ương hay địa phương nếu không được phát hiện ngay và cấp cứu khẩn trương, tích cực thì nguy cơ tử vong ở cả mẹ và con chiếm tỷ lệ từ 90% trở lên.

Đọc thêm

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.