Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ: 'Cứu bệnh nhân trước, chi phí điều trị tính sau'

Với tinh thần trách nhiệm, tận tâm phục vụ đặt mạng sống bệnh nhân lên hàng đầu, tập trung cao độ cùng với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ y, bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ đã cứu bà C. về từ “cửa tử”
Với tinh thần trách nhiệm, tận tâm phục vụ đặt mạng sống bệnh nhân lên hàng đầu, tập trung cao độ cùng với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ y, bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ đã cứu bà C. về từ “cửa tử”
(PLO) - Đứng trước hoàn cảnh bệnh tình nguy cấp nhưng không có tiền chạy chữa của bệnh nhân, lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ) đã trực tiếp xin ý kiến của Ban Giám đốc BV và nhận được cái gật đầu đầy tính nhân văn, trách nhiệm: “Cứu bệnh nhân trước, chi phí điều trị tính sau”.

Không tiền vẫn một lòng cứu chữa

Đó là trường hợp của cụ bà Phạm Thị C. (71 tuổi, ở huyện Thới Lai). Bà bị đau ngực dữ dội, khó thở nên người nhà đưa đến BV trong tình trạng lơ mơ, huyết áp không đo được. Được biết, gia cảnh của bà C. vô cùng khó khăn, thuộc gia đình neo đơn, không có con cái. Đi cùng bà vào viện chỉ có 2 người cháu gọi bằng cô.

Khi bác sĩ thông báo cần can thiệp cấp cứu gấp và tiền viện phí rất lớn, 2 đứa cháu của bà C. như chết lặng vì tiền tạm ứng còn không đủ thì lấy đâu mà lo tiền chạy chữa, đóng viện phí. Lúc này, hai hàng nước mắt của chị Phạm Thị Phượng (cháu bà C.) cứ rơi và trong lòng như uất nghẹn không nói nên lời.

Trong đầu chị mọi thứ như bế tắc, một màu đen ảm đạm vây quanh và chị có ý định buông xuôi theo số phận. “Lúc đó, trong túi của 2 chị em tôi chỉ có chưa đầy 200 ngàn. Thấy cô mình đau đến bất tỉnh tôi cũng không biết phải làm gì tiếp theo”, chị Phượng tâm sự.

Nói về gia cảnh của bà C. thì lại càng đáng thương hơn. Ở cái tuổi ngoài “thất thập” nhưng hàng ngày vẫn đi nấu cơm mướn cho một doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Trà Nóc. Hiện, bà đang sống cùng người em gái (tuổi cũng đã quá 60).

Tuổi già, sức yếu, không chồng không con làm cho hoàn cảnh vốn cực nhọc càng thêm khó khăn. Đặc biệt, việc chăm sóc sức khỏe tuổi già gần như bị lãng quên. Mãi cho đến khi cơn đau tim bắt đầu bộc phát và tiến triển nặng dần, bà mới chịu đi đến BV khám. Đây là lần nhập viện đầu tiên trong đời bà cụ.

Cứ nghĩ mọi thứ như chấm hết, nhưng các bác sĩ đã động viên người thân “còn nước còn tát”, nỗ lực cứu sống bệnh nhân dù hy vọng có mong manh.  Không cầm lòng được trước hoàn cảnh của bà, lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã trực tiếp xin ý kiến của Ban Giám đốc và nhận được cái gật đầu “cứu bệnh nhân trước, chi phí điều trị tính sau”.

“May nhờ có các bác sĩ hết lòng cứu chữa kịp thời, không thì cô tôi chắc không qua khỏi. Sau gần nửa ngày chờ đợi tin báo từ phòng phẫu thuật, chúng tôi mới thật sự hoàn hồn trở lại. Lúc này, chị em tôi cố gắng quyên góp hàng xóm, bà con được 10 triệu đồng đóng viện phí. Gần như phần còn lại đều nhờ BV vận động mạnh thường quân hỗ trợ” – chị Phượng chia sẻ thêm.

Mạng sống bệnh nhân là quan trọng nhất

Bệnh nhân đã lớn tuổi cộng thêm việc không được theo dõi hay khám bệnh thường xuyên trong khi bệnh nhồi máu cơ tim cấp diễn tiến nặng càng dần đe dọa sinh mạng bệnh nhân. Đây là một thách thức lớn cho các bác sĩ.

Xác định đây là một ca khó, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp cùng các bác sĩ phẫu thuật gây mê – hồi sức, bác sĩ đơn nguyên Tim mạch can thiệp. Để ổn định sinh hiệu sẵn sàng cho bác sĩ tiến hành can thiệp mạch vành cấp cứu, bệnh nhân được đặt nội khí quản và dùng thuốc vận mạch liều cao.

Sau khi có đầy đủ các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ ê kíp Tim mạch can thiệp đã quyết định tiến hành chụp động mạch vành, đồng thời phát hiện nhiều nhánh động mạch bị tắc gần hoàn toàn.

Kết quả, mạch vành của bệnh nhân bị tắc nhánh chính bên trái nuôi tim, hẹp 80% nhánh LD I và II đoạn gần liên thất trước, hẹp 80% đoạn RCA III phía bên phải. Việc đặt stent mạch vành là giải pháp cấp thiết nhằm cứu sống bệnh nhân.

Do sự phức tạp của tổn thương, sang thương bị vôi hóa nhiều, các bác sĩ gần như không thấy đường đi của thuốc cản quang làm cho quá trình cấp cứu kéo dài và khó khăn. Để giải quyết tình huống, các bác sĩ lần theo mốc mạch vành vôi hóa. Sau khoảng 2 giờ can thiệp cấp cứu, dòng máu đã tái thông, thêm 48 giờ sau, bệnh nhân đã được rút nội khí quản.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.