Bé 5 tuổi tính nhẩm nhanh hơn máy tính

0:00 / 0:00
0:00
Khi hỏi "8192+8192 bằng bao nhiêu?", anh Trọng chưa kịp bấm máy tính, cậu con trai 5 tuổi Nguyễn Quang Triều đã đọc đáp án chính xác.

Sáng một ngày cuối tháng 11, bên hiên nhà ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), bé Triều ngồi trước cái bàn nhựa đã bạc màu, mắt hấp háy nhìn lên bảng đợi bố ra đề.

Quanh cậu, vài người dân làng khác đến xem Triều có thể cộng đến con số hàng nghìn, đọc số bằng tiếng Anh như lời đồn không. Khi anh Nguyễn Văn Trọng hỏi 4.096 + 4.096 bằng bao nhiêu, cậu bé đáp luôn 8.192. Ông bố lại hỏi: 8.192 + 8.192 bằng bao nhiêu?. Triều nghiêng đầu vài giây, mấp máy ngón tay nhẩm, rồi đọc đáp án 16.384.

Anh Trọng cứ lấy kết quả cuối làm phép cộng đố con, cậu bé lại nhẩm trong đầu rồi đọc đáp án. Không chỉ bằng tiếng Việt, cậu bé có thể đọc các con số hàng nghìn, hàng chục nghìn bằng tiếng Anh dù chưa một lần đến lớp vì mắc bệnh xương thủy tinh.

Bố cậu bé cho biết, từ lúc hơn hai tuổi, Triều thấy anh trai cầm mic hát karaoke vài lần là có thể hát theo. Anh Trọng dạy con đếm số từ 1-10, không ngờ bé đọc được đến hàng trăm, thậm chí đọc số bằng tiếng Anh. Không biết ngoại ngữ, anh tra Google để nghe xem con đọc có đúng không. "Ví dụ tôi viết số 1.047 bảo con đọc. Nó đọc trước thế nào thì Google đọc sau thế đó", người cha 58 tuổi, kể.

Bé Quang Triều được bố dạy học trước hiên nhà hôm 23/11. Ảnh gia đình cung cấp

Không chắc chắn với kết quả ở Google, anh Trọng nhờ một hàng xóm biết tiếng Anh và một cô giáo mầm non tới nhà thẩm định. Mọi người đều xác nhận con số mà bé Triều đọc bằng tiếng Anh là chính xác.

Biết một chút tiếng Nga, ông bố dạy con đếm số từ một đến 10, sau đó bé tự đọc được đến số hàng chục. Anh mở video dạy tiếng Nhật, tiếng Trung lên, cả ngày Triều nằm lăn dưới đệm học theo. Hiện tại, con có thể đếm số bằng tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nga và thuộc hết bảng cửu chương, đọc ngược, xuôi đều đúng.

Bà Nguyễn Thị Tình, 63 tuổi, người xã Sơn Trung cho biết: "Ở đây, chúng tôi gọi bé Triều là 'siêu trí tuệ'. Thằng bé không chỉ tính nhẩm giỏi mà rất đáng yêu, nhanh nhẹn, dẫu sức yếu".

Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Sơn Trung, ông Nguyễn Khắc Hải xác nhận chuyện này. Ông cho biết, khi đến chơi nhà bé Triều, ông đã kiểm chứng được khả năng tính nhẩm, "nhưng ngoại ngữ thì mình không rành". Ngày hôm sau, ông mời một thầy giáo tiếng Anh đếm kiểm chứng và quay video Triều đọc số bằng tiếng Trung để nhờ một cô giáo tiếng Trung thẩm định.

Mọi người đều ngạc nhiên khi cậu bé chưa đi học ở đâu nhưng đọc vach vách số bằng các ngôn ngữ này. "Tôi đã kiến nghị lên trung tâm dành cho người khuyết tật tỉnh quan tâm hơn đến bé Triều, tạo điều kiện để cháu phát huy tài năng", ông Hải nói.

Cuối tháng 7, anh Trọng sắm cái bảng nhựa, viết dòng chữ hoa in đậm: "Bộ Giáo dục đào tạo. Trường đại học tổng hợp chử (chữ) to", đặt ở thềm nhà để dạy con. Đây là "ngôi trường" anh mở để thỏa mãn đam mê học tập của Triều và giúp con bớt buồn bực vì hạn chế di chuyển do bệnh tật.

Nguyễn Quang Triều được phát hiện bị bệnh xương thủy tinh từ khi ba tháng tuổi. Đến năm bốn tuổi bé mới chập chững tập đi. Năm tuổi, Triều đã phải bó bột đôi chân tám lần. Đến nay, con chỉ nặng 12 kg, cao hơn 80 cm.

Triều ốm yếu nên mẹ bé chỉ ở nhà chăm sóc con. Anh Trọng làm nghề sửa máy nông nghiệp nuôi gia đình. Tuy nhiên, năm 2018, anh phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối.

Bé Quang Triều đến học tại một trung tâm tiếng Anh tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đầu tháng 11. Ảnh gia đình cung cấp.

Đầu tháng 11, truyền hình địa phương cùng một số trang mạng xã hội đưa tin về biệt tài tính nhẩm của cậu bé năm tuổi, một trung tâm tiếng Anh tại huyện Hương Sơn đã tặng con một khóa học chỉ một cô, một trò để phù hợp với sức khỏe bé.

Anh Trọng cho biết, từ ngày con trai được nhiều người biết đến, gia đình thường xuyên tiếp khách lạ. Mọi người đến tặng quà cho Triều, chơi với bé và thử tài tính nhẩm của con. Thỉnh thoảng, ông bố đưa con ra chợ mua bút, sách, nhiều người không lấy tiền. Trước chỉ ăn cơm với trứng rán, nay được nhiều người lạ động viên, Triều thử thêm món vịt, gà...

"Dù đau yếu, thiệt thòi vì bố mẹ khó khăn nhưng thằng bé luôn vui vẻ, dí dỏm. Nhìn con, tôi có thêm động lực để vượt qua bệnh tật", ông bố nói.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.