Bé 5 tuổi nhiều lần bị đột quỵ vì bệnh lý ít gặp

Rất may mắn, bệnh nhi này đã được các bác sĩ điều trị thành công. Ảnh: BVCC
Rất may mắn, bệnh nhi này đã được các bác sĩ điều trị thành công. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh nhi 5 tuổi, trước thời điểm nhập viện khoảng 6 tháng bé đột ngột bị yếu tay chân bên trái, sau đó tự bình phục. Tình trạng trên lặp lại nhiều lần và ngày càng nặng thêm, các cơn đột quỵ thường xảy ra khi bé khóc hoặc vận động mạnh.

Đó là trường hợp của một bệnh nhi 5 tuổi, trú tại tỉnh Đắk Nông, bệnh nhi này vừa được Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP  HCM tiếp nhận và điều trị thành công. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước thời điểm nhập viện khoảng 6 tháng, bệnh nhi có biểu hiện đột ngột bị yếu tay chân bên trái, sau đó cơ thể tự bình phục. 

Tuy nhiên, gần đây, tình trạng trên lặp lại nhiều lần và ngày càng nặng thêm, các cơn đột quỵ thường xảy ra khi bé khóc hoặc vận động mạnh. Gia đình đã đưa bé đến thăm khám tại bệnh viện tuyến cơ sở nhưng không phát hiện bất thường, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để kiểm tra chuyên môn sâu.

Qua thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bé mắc bệnh Moyamoya.

Theo Bs Phan Minh Trí, khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM - người trực tiếp tiến hành các ca phẫu thuật bệnh lý Moyamoya cho biết, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em như: bất thường mạch máu não bẩm sinh, hậu quả tình trạng nhiễm trùng hoặc do tự miễn… Phần lớn trong số chúng nếu được chẩn đoán sớm, đúng và xử trí kịp thời sẽ đem lại kết quả tốt, hạn chế nhiều di chứng về sau.

Moyamoya là một bệnh lý ít gặp gây đột quỵ ở trẻ em nhưng lại có thể điều trị được. Đây là bệnh lý gây ra bởi tình trạng viêm không rõ nguyên nhân gây tắc dần hệ động mạch cảnh trong (động mạch chính cấp máu nuôi não). Theo thời gian não bệnh nhân sẽ bị tổn hại do quá trình thiếu máu, cuối cùng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên may mắn là bất thường này có thể trị được bằng vi phẫu. Do đó, nếu được chẩn đoán sớm và phẫu thuật sớm sẽ hạn chế rất nhiều di chứng não hoặc tử vong do đột quỵ.

Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm máu, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để định bệnh, sau đó được vi phẫu. Một trong những cách phẫu thuật đó là nối bắt cầu mạch máu trong và ngoài não.

"Trước đây, đột quỵ hay tai biến mạch máu não được cho là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, rất ít khi gặp ở trẻ con; tuy nhiên gần đây Bệnh Viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận các trường hợp trẻ nhập viện trong tình huống khác nhau có liên quan đến đột quỵ, từ tê yếu tay chân cho đến hôn mê sâu", bác sĩ Trí cho hay.

Để phát hiện sớm những nguyên nhân gây đột quỵ có thể điều trị được ở trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo cần đưa trẻ đến khám ngay khi có những biểu hiện sau mà không rõ nguyên nhân: Đau đầu kéo dài, tái phát nhiều lần; Động kinh nhưng không liên quan sốt; Yếu, tê hoặc dị cảm ở mặt, tay hoặc chân; Rối loạn thị giác; Khó nói hoặc chậm hiểu hơn thông thường; Xuất hiện những vận động không chủ ý; Suy giảm nhận thức

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.