Thái Nguyên trình danh mục 312 dự án với diện tích hơn 3.600ha cần thu hồi đất trong năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có tờ trình HĐND tỉnh Thái Nguyên xem xét bổ sung danh mục 312 dự án cần thu hồi đất với diện tích hơn 3.600ha trong năm 2021. Đặc biệt, trong danh mục có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Tại tờ trình của UBND tỉnh Thái Nguyên, dựa trên kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cho các huyện, thành phố, thị xã để thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đất sử dụng đất trong 2021.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã phát sinh thêm nhu cầu sử dụng đất cần bổ sung để tổ chức thực hiện trong năm 2021; một số dự án đề nghị thay đổi tên và điều chỉnh diện tích đất trồng lúa; một số dự án chưa thực hiện được trong năm 2021 đề nghị đưa ra khỏi nghị quyết. Đây là các dự án có nhu cầu thiết thực và có đủ hồ sơ căn cứ pháp lý theo quy định.

Do đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án, nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên trình HĐND tỉnh Thái Nguyên xem xét thông qua nội dung điều chỉnh, bổ sung danh mục 312 dự án thu hồi đất, có chuyển đổi mục đích sử dụng 974,06 ha đất trồng lúa năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, 312 dự án trên được chia thành ba nhóm danh mục đề xuất bổ sung.

Nhóm thứ nhất gồm 49 dự án gần 147 ha có chuyển mục đích sử dụng hơn 39 ha đất trồng lúa.

Nhóm thứ hai gồm 245 dự án thu hồi đất với tổng diện tích gần 2.022 ha, trong đó có chuyển mục đích sử dụng hơn 404 ha đất trồng lúa.

Nhóm thứ ba gồm 18 dự án thu hồi đất với tổng diện tích gần 1.434 ha, có chuyển mục đích sử dụng hơn 530 ha đất trồng lúa phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển mục đích.

Đặc biệt, trong đó có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị với quy mô lớn như: Khu đô thị sinh thái thể thao Hồ Ghềnh Chè thuộc xã Bình Sơn (TP. Sông Công) diện tích 480,32 ha (trong đó đất trồng lúa 61 ha); Khu đô thị hai bên tuyến đường du lịch Sông Công – Núi Cốc cũng thuộc xã Bình Sơn quy mô 45,4 ha (đất trồng lúa 28 ha);

Khu đô thị và dịch vụ tiện ích Sông Công 2 (Khu B) diện tích 35,7 ha (đất trồng lúa 17 ha); Khu đô thị số 1B, 1A xã Bá Xuyên có diện tích lần lượt là 30,6 ha và 32,5 ha (diện tích đất trồng lúa đều 15 ha); Dự án Khu đô thị số 2 phường Phố Cò (TP. Sông Công) diện tích 29 ha (đất trồng lúa 14 ha);

Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên 154,36 ha (đất trồng lúa 118,37 ha) tại xã Tiên Phong, TX. Phổ Yên; Dự án chăn nuôi lợn, gà công nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng cây lâu năm và sản xuất phân vi sinh 201 ha (đất trồng lúa 18,75 ha) tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ…

Tại tờ trình, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng kiến nghị HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua, điều chỉnh tên dự án đối với 4 dự án trên địa bàn huyện Phú Bình.

Cụ thể, gồm: Khu dân cư và tái định cư xóm Trung 3, xã Điềm Thụy (Công ty Việt Á) nay điều chỉnh thành dự án Khu đô thị số 6 thuộc đô thị mới Điềm Thụy; Dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp nay điều chỉnh thành Khu nhà ở xã hội Điềm Thụy; dự án Khu dân cư tại xã Điềm Thụy (Công ty TNHH tập đoàn Nguyễn Minh Phúc) đổi tên thành Khu đô thị số 3 thuộc đô thị mới Điềm Thụy; dự án xây dựng hạ tầng Khu nhà ở và Khu sinh tháo xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương (Công ty TNHH Ngọc Xuân) điều chỉnh thành Điểm dân cư Ngọc Xuân.

Cùng với đó, tỉnh kiến nghị điều chỉnh diện tích đất trồng lúa đối với ba dự án trên địa bàn TP. Sông Công và TX. Phổ Yên.

Đồng thời đưa 4 dự án chưa thực hiện được trong năm 2021 ra khỏi Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, gồm: Khu đô thị số 1 quy mô 13 ha thuộc xã Bá Xuyên, TP. Sông Công; Điểm dân cư Ngọc Long quy mô 18 ha tại xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình; Điểm dân cư Tiền Tiến quy mô gần 20 ha; Khu thể dục thể thao phục vụ công cộng Núi Ngọc quy mô gần 90 ha đều nằm tại Nga My, huyện Phú Bình.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.