Không ngân hàng nào cho vay đặt cọc vụ trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không có ngân hàng nào cho vay đặt cọc với 4 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua.
Sau khi khu đất của Thủ Thiêm được đấu giá lên mốc 2,45 tỷ đồng/m2, giá đất ở nhiều khu vực đã dậy sóng
Sau khi khu đất của Thủ Thiêm được đấu giá lên mốc 2,45 tỷ đồng/m2, giá đất ở nhiều khu vực đã dậy sóng

Chiều 15/1 tại TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Liên quan đến việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia đấu giá tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM), ông Nguyễn Văn Du, Quyền chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, đã có văn bản yêu cầu tất cả ngân hàng thương mại rà soát và báo cáo hoạt động cho vay, bảo lãnh dự thầu đối với các khách hàng tham gia/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến nay, gần hết các tổ chức tín dụng đã báo cáo liên quan.

Cũng theo ông Du, Ngân hàng Nhà nước cũng rà soát qua hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) về việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm.

Kết quả cho thấy không có tổ chức tín dụng nào tham gia cho vay đặt cọc đối với 4 công ty trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Trước đó báo chí đã thông tin, 4 công ty trúng giá đấu thầu quyền sử dụng 4 lô "đất vàng" ở Thủ Thiêm là Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty cổ phần Dream Republic, Công ty cổ phần Sheen Mega, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh.

Tổng giá trúng thầu của các doanh nghiệp với 4 lô đất này là 37.346 tỉ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm, trong đó Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt trúng thầu một lô đất với giá cao nhất 24.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có "tâm thư" xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá.

Liên quan đến tín dụng bất động sản, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho biết tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm từ trên 26% năm 2018 xuống 11,89% năm 2020, thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Theo số liệu mới nhất đến cuối tháng 11-2021, tín dụng bất động sản tăng khoảng 12% so với năm trước. Tỉ trọng tín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 18-20% trong tổng dư nợ nền kinh tế.

Năm 2022, ông Đào Minh Tú - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, dòng vốn ngân hàng sẽ được định hướng ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh ở lĩnh vực khó khăn do dịch như du lịch, vận tải, lưu trú. Dòng vốn vào bất động sản, trái phiếu, chứng khoán… sẽ kiểm soát chặt chẽ, thậm chí chặt hơn năm 2021.

"Vừa qua liên quan đến vấn đề "nóng" của bất động sản ở TP.HCM, chúng tôi cũng theo dõi rất sát và sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra giám sát nhằm hướng dòng vốn đúng mục đích", Phó thống đốc Đào Minh Tú thông tin.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.