Rất nhiều dự án của Hải Dương đang chậm tiến độ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Hải Dương họp phiên thường kỳ tháng 6 (lần 8) để nghe và cho ý kiến một số nội dung báo cáo của các sở, ngành. Trong đó có báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương về các dự án chậm tiến độ do UBND các huyện, thị xã, thành phố chấp thuận đầu tư.
UBND tỉnh Hải Dương tìm phương án tháo gỡ cho những nhà đầu tư
UBND tỉnh Hải Dương tìm phương án tháo gỡ cho những nhà đầu tư

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có 750 dự án. Qua rà soát của các cơ quan chức năng hiện có 209 dự án triển khai không đảm bảo quy định. Trong đó có 193 dự án chậm tiến độ, 13 dự án đã hết thời hạn thuê đất, 3 dự án ngừng hoạt động.

Phát biểu tại cuộc họp lãnh đạo UBND Hải Dương chỉ rõ, trên cơ sở kết quả thống kê, rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đối với dự án đang triển khai còn vướng mắc về thủ tục đất đai, xây dựng, đầu tư, UBND cấp huyện làm việc với nhà đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư có đề nghị để UBND cấp huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp, xem xét báo cáo UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời, giải quyết khó khăn vướng mắc.

Đối với các dự án mà trước đó đã chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa giao đất, lãnh đạo tỉnh Hải Dương yêu cầu UBND cấp huyện nghiên cứu, hướng dẫn nhà đầu tư tại vị trí khác hoặc tiến hành thu hồi theo quy định. Riêng với các dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan từ nhà đầu tư, sẽ tiến hành thu hồi và không thực hiện gia hạn.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát các dự án triển khai chậm tiến độ báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, tại phiên họp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cũng báo cáo nội dung các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đã thực hiện lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa được giao đất.

Cụ thể báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, từ năm 2015 đến nay tỉnh có 93 dự án khu dân cư, khu đô thị và điểm dân cư hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, có 44 dự án đã được giao đất với tổng diện tích 553,51 ha nhưng có 35 trong số 44 dự án chưa giải phóng xong 51,97 ha mặt bằng; 49 dự án chưa được giao đất.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương phát biểu tại phiên họp
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương phát biểu tại phiên họp

Theo sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương tỉnh Hải Dương, nguyên nhân một số dự án chậm giao đất do có diện tích đất cổ phần hoá, đất công do Nhà nước quản lý theo Luật Tài sản công; công tác giải phóng mặt bằng chưa được triển khai, giải quyết dứt điểm.

Kết luận nội dung này, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các cơ quan đơn vị tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp: Giải phóng mặt bằng, giao đất, tính tiền sử dụng đất để tháo gỡ vướng mắc, tạo nguồn lực cho đầu tư. Đồng thời UBND tỉnh Hải Dương giao cho các địa phương căn cứ vào danh mục đã thống nhất với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án này, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 1/7.​

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.