Bầu cử tổng thống Mỹ: Tại sao việc kiểm phiếu kéo dài?

Kiểm phiếu ở Atlanta.
Kiểm phiếu ở Atlanta.
(PLVN) - Ba ngày sau khi các điểm bỏ phiếu đã đóng cửa, Mỹ và thế giới vẫn chưa có kết quả cuối cùng từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dù ứng viên của đảng Dân chủ Joe Biden đã đứng trước khả năng giành được ghế của đương kim Tổng thống Donald Trump.

Theo AFP, việc chờ đợi đã làm gia tăng căng thẳng trên khắp nước Mỹ, với việc ông Trump đưa ra cáo buộc mà không có bằng chứng rằng Đảng Dân chủ đang gian lận kỹ thuật.

Tuy nhiên, sự chậm trễ vốn là điều đã được dự kiến, thường là vì những lý do cụ thể đối với từng bang, mà theo hệ thống của Mỹ, mỗi bang sẽ tiến hành các cuộc bỏ phiếu của riêng mình:

Các bang cạnh tranh mất nhiều thời gian hơn

California, tiểu bang đông dân nhất của Mỹ, nhanh chóng gọi tên ông Biden là người chiến thắng sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc vào ngày 3/11. Nhưng những tuyên bố như vậy trên thực tế là dự đoán của các hãng tin tức chứ không phải là kết quả chính thức, có nghĩa là phải mất nhiều thời gian hơn để có được một bức tranh chính xác ở các bang mà tỉ lệ chênh lệch hẹp.

Bà Kathy Boockvar - thư ký của bang Pennsylvania - giải thích với các phóng viên rằng các cuộc đua càng sít sao thì càng mất nhiều thời gian.

Các tiểu bang cũng có thời hạn khác nhau về việc nhận phiếu bầu vắng mặt, đặc biệt là những lá phiếu đến từ quân đội hoặc các công dân đang sống ở nước ngoài.

Bang North Carolina đã đình chỉ việc kiểm đếm ít nhất 171.000 lá phiếu - điều có thể tạo ra sự khác biệt – vì theo luật bang này chấp nhận các phiếu bầu đến bằng thư đến hết ngày 12/11, miễn là các phiếu bầu được đóng dấu bưu điện trước Ngày Bầu cử.

Tương tự, bang Nevada – nơi cũng diễn ra cuộc đua sít sao - sẽ kiểm đếm các lá phiếu được đóng dấu bưu điện vào Ngày bầu cử miễn là chúng đến trước ngày 10/11.

Cũng gây ra sự chậm trễ là các lá phiếu tạm thời, được phát cho cử tri nếu có sự nhầm lẫn về việc đăng ký của họ và cần xác minh.

Nhiều lá phiếu gửi qua thư

Với những lo ngại về đại dịch Covid-19, các bang trước đây vốn hạn chế số lượng phiếu bầu vắng mặt đã loại bỏ hạn chế với các lá phiếu được gửi qua đường bưu điện bởi người dân không muốn mạo hiểm bỏ phiếu trực tiếp.

Theo ước tính của Dự án Bầu cử Mỹ, khoảng 65,2 triệu người trong số 160 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu trong năm nay đã bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Tại bang Pennsylvania, cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã bác bỏ nỗ lực để các nhà chức trách kiểm phiếu trước Ngày bầu cử, góp phần vào kịch bản mà thành phố lớn nhất của nó là Philadelphia - thành trì của Đảng Dân chủ - báo cáo kết quả sau cùng.

Một số nơi có những yếu tố đặc biệt làm trì hoãn việc kiểm phiếu, chẳng hạn như tại Quận Chatham ở Georgia vốn cũng cạnh tranh rất sít sao, bộ phận bầu cử và một ban đăng ký xem xét các lá phiếu được tách biệt.

Các thách thức pháp lý

Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã nắm bắt sự chậm trễ để yêu cầu ngừng kiểm phiếu ở các bang mà họ đang bị dẫn trước, đặc biệt là bang Pennsylvania mà đảng Cộng hòa đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ.

Các đảng viên Cộng hòa đã đấu tranh trong nhiều tháng để chống lại việc cho phép Pennsylvania đếm các lá phiếu có dấu bưu điện trước Ngày bầu cử nếu các lá phiếu được gửi đến trước ngày 6/11.

Tại Wisconsin, nơi ông Biden giành chiến thắng sít sao trong kết quả được công bố vào đầu ngày 4/11, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng chỉ những phiếu bầu nhận được trong Ngày bầu cử mới được tính.

Hầu hết các bang đều cho phép các bên đối thủ quan sát việc đếm số lượng phiếu bầu nhưng những thách thức về quy tắc đã dẫn đến việc mất thời gian, trong đó những người ủng hộ ông Trump đặc biệt quan tâm đến quy tắc của bang Philadelphia rằng những người theo dõi ở cách xa ít nhất 4,5 m do rủi ro Covid.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.