Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Ngày mai Quốc hội Mỹ công bố kết quả

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Biden và Trump.
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Biden và Trump.
(PLVN) - Trong ngày 5 và 6/1, thế giới sẽ chứng kiến hai sự kiện quan trọng có thể quyết định tương lai chính trường nước Mỹ sau cuộc bầu cử gây chia rẽ 3/11/2020.

Ngày 6/1, Quốc hội khóa mới của Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm phiếu bầu đại cử tri, qua đó xác nhận lần cuối người sẽ lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới. Trước đó, ngày 14/12/2020, Đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11/2020.

Theo Hiến pháp Mỹ, kết quả cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn sẽ được gửi tới Quốc hội, nơi lưỡng viện sẽ nhóm họp vào ngày 6/1/2021 với sự chủ trì của Chủ tịch Thượng viện là Phó Tổng thống Mike Pence để kiểm phiếu và công bố chính thức ai sẽ trở thành tổng thống mới của nước Mỹ. Đây là bước thủ tục cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Kết quả bầu cử tại bang Georgia sẽ quyết định đảng Dân chủ hay Cộng hoà kiểm soát Thượng viện trong nhiệm kỳ tới

Trước đó, trong bầu cử hồi tháng 11/2020, không ứng viên nào vượt qua ngưỡng 50% cần thiết để giành chiến thắng nên bang Georgia phải tổ chức bầu cử vòng 2 vào hôm nay.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, nghị sĩ đương nhiệm của đảng Cộng hoà Kelly Loeffer và David Perdue có mức ủng hộ ngang bằng các đối thủ của họ ở đảng Dân chủ là Raphael Warnokc và Jon Ossoff.

Hiện, đảng Cộng hoà chỉ cần giành thêm một ghế để duy trì sự kiểm soát ở Thượng viện. Trong khi đó, đảng Dân chủ cần thắng ở cả hai cuộc bỏ phiếu để có được sự cân bằng 50-50 cho cả hai đảng và lá phiếu quyết định khi đó được trao cho Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris, người sẽ kế nhiệm Phó Tổng thống Pence là Chủ tịch Thượng viện.

Nếu đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện, Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể nhanh chóng ký nhiều dự luật thành luật cũng thực hiện các thay đổi về lập pháp, bổ nhiệm nội các… Trong khi đó, nếu đảng Cộng hoà chiếm đa số, phần lớn chương trình nghị sự của ông Joe Biden có thể bị ngăn chặn.

Đến nay, ba triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm ở Georgia - một con số kỷ lục, trong khi tổng số phiếu sớm trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 là 3,6 triệu.

Số cử tri bỏ phiếu sớm ở các khu vực thiên về Dân chủ đang vượt xa các khu vực ngả về phe Cộng hòa, nhất là so với cuộc bầu cử tháng 11/2020, theo AP.

Phiếu được đếm như thế nào?

13h ngày 6/1, Thượng viện và Hạ viện sẽ bắt đầu phiên họp chung tại Điện Capitol, với người chủ trì là Phó tổng thống Mike Pence.

Lãnh đạo của 2 chính đảng cũng chọn các nghị sĩ từ lưỡng viện làm “người đọc phiếu”. Ông Pence sẽ mở giấy chứng nhận số phiếu bầu của đại cử tri và để người đọc phiếu công bố kết quả của từng bang.

Sau khi phiếu bầu từ mỗi bang được đọc lên, bất kỳ nghị sĩ nào cũng có thể đứng lên phản đối kết quả, với bất cứ lý do nào.

Tuy nhiên, người chủ trì cuộc họp chỉ lắng nghe yêu cầu bác các lá phiếu nếu nó được viết ra và được ít nhất một thành viên của mỗi viện (Hạ viện và Thượng viện) ký tên vào.

Sau khi lời phản đối được trình bày, phiên họp chung sẽ bị tạm dừng để mỗi viện họp riêng và tranh luận. Mỗi phiên tranh luận chỉ được diễn ra trong tối đa 2 tiếng và sau đó, lưỡng viện sẽ phải biểu quyết về yêu cầu xóa bỏ lá phiếu trên.

Lời phản đối sẽ được chấp thuận nếu nhận được đa số phiếu thuận ở mỗi viện. Nếu không, yêu cầu sẽ bị loại bỏ và phiếu đại cử tri của bang đó sẽ được tính là hợp lệ.

Sau khi mọi phiếu bầu của đại cử tri được kiểm đếm xong, ông Pence sẽ là người công bố ứng viên tổng thống và phó tổng thống đắc cử.

Cho đến thời điểm này (ngày 5/1), ông Pence vẫn chưa xác nhận Tổng thống Trump đã thất bại. Phó tổng thống cũng không nói gì về vai trò của mình trong ngày 6/1.

Tuy nhiên, văn phòng của ông Pence ngày 2/1 cho biết Phó tổng thống hoan nghênh việc các nghị sĩ phản đối kết quả bầu cử, miễn là theo đúng luật.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.