'Bật mí' về món quà đặc biệt Đặng Văn Lâm nhận từ mẹ ở sân bay

'Bật mí' về món quà đặc biệt Đặng Văn Lâm nhận từ mẹ ở sân bay
(PLVN) - Hình ảnh chiếc bánh do bà Jukova Olga mang tới đón con trai Đặng Văn Lâm và cảnh thủ môn ĐTQG Việt Nam ăn bánh tại sân bay ở Nga thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người tò mò về nghi lễ này... 

Đối với người Nga, từ thời xưa bánh mỳ và muối có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vào thời kỳ trung cổ có một quan niệm rằng: Nếu hai bên là kẻ thù chia sẻ bánh mỳ và muối với nhau sẽ trở thành bạn thân và sống trong hòa bình. Ngoài ra, người ta tin rằng muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.

Bánh mì được coi là vật thiêng liêng của người Nga, biểu tượng cho sự ổn định trong đời sống. Tại Nga có phong tục tiếp khách quan trọng, đón người thân đi xa trở về rất thú vị - bằng bánh mì và muối.

“Bánh mỳ - muối” là cách gọi chung cho việc tiếp đãi tại Nga, đồng thời là một lời chào và một biểu hiện của sự thân mật, bày tỏ mong muốn khách được tốt lành và thịnh vượng. 

Thông thường, cô gái trẻ mặc trang phục truyền thống của Nga sẽ cầm bánh mì và muối để trong chiếc khay phủ khăn thêu rực rỡ. Khách sẽ đáp lễ bằng cách lịch sự bẻ một miếng bánh mỳ, chấm vào muối và ăn với nụ cười.

Một số hình ảnh lãnh đạo Nga và quan khách thế giới thực hiện nghi lễ bánh mỳ - muối tại Nga: 

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
 Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. 

Nghi lễ "bánh mì-muối" còn được thực hiện tại các đám cưới của Nga. Cô dâu và chú rể bẻ một mẩu bánh mì, nhúng nó vào muối và cho nhau ăn. Điều này được thực hiện như một dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống với nhau và luôn quan tâm đến nhau.

Người ta tin rằng cô dâu và chú rẻ ai cắn miếng to hơn sẽ là chủ trong nhà.
Người ta tin rằng cô dâu và chú rẻ ai cắn miếng to hơn sẽ là chủ trong nhà.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.