Bất động sản không thể “tiền trao cháo múc”

Bất động sản không thể “tiền trao cháo múc”
(PLO) - Sáng nay, QH đã thảo luận về Dự án Luật Nhà ở. Nhiều ĐB biểu cho rằng quy định chuyển quyển sở hữu ngay khi bàn giao nhà như Điều 12 Dự luật sẽ thuận lợi cho người tiêu dùng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng bất động sản không thể “tiền trao cháo múc”.
Theo quy định tại Điều 12 của Dự thảo Luật Nhà ở được trình QH trong phiên họp sáng nay, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua nhà ở.  Tuy nhiên nếu việc mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư. 
Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.
Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm mở thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng: quy định về việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu như trong dự thảo Luật nhằm bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện đầy đủ các quyền của mình; đồng thời hạn chế được rủi ro cho chủ sở hữu khi tham gia giao dịch về nhà ở. 
Quyền sở hữu được xác lập trong các giao dịch về nhà ở kể từ khi các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng như bên mua đã thanh toán đủ tiền và bên bán đã bàn giao nhà, không phụ thuộc vào việc đăng ký quyền sở hữu; thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm xác lập quyền sở hữu theo pháp luật dân sự. 
Quy định như dự thảo Luật cũng phù hợp với Luật đất đai và không trái với Bộ luật dân sự. Vì vậy, đã có khoản 5 với quy định cụ thể là đối với các giao dịch về nhà ở (các khoản 1, 2 và 3) phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật nhà ở. 
Một số đại biểu tán thành với dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có nhiều đại biểu đề nghị quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm việc giao dịch nhà ở được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 
ĐB Trần Du Lịch (Tp Hồ Chí Minh) phát biểu: “Người mua nhà có phải đi kê khai không? Bởi nếu hiểu theo luật  này thì không cần. Chúng ta có quan điểm tiền trao  thì cháo múc. Nhưng bất động sản không như vậy. Nó chỉ được xác lập khi nộp thế trước bạ. Thời điểm này pháp luật mới xác nhận quyền của người mua. Bất động sản không thể tiền trao cháo múc. Nếu với quy định dễ như Dự thảo là xúi người dân không cần chước bạ. Không thể phá trật tự như vậy. Nguyên tác này đã tồn tịa bao nhiêu đời, tại cao chúng ta thay đổi?”
ĐB Trần Du Lịch cũng có ý  kiến: “Vấn đề sở hữu nhà tại sao không chờ Bộ Luật Dân sự sửa đổi, tại sao cứ bắt  Luật Dân sự phải theo các bộ luật chuyên ngành? Chúng ta đang phá vỡ những nguyên tắc. Tôi mong rằng chúng ta phải để bộ luật Dân sự quy định. Không phải cứ Luật nào được tách riêng là làm theo ý của mình, bỏ qua nguyên tắc cơ bản trong luật Dân sự. 
Tuy tán thành với phương án của Dự thảo, nhưng ĐB Trần ngọc Vinh (Hải Phòng) vẫn cho rằng nếu  việc chuyển quyền sở hữu khi bàn giao nhà đối với trường hợp mua nhà của chủ đầu tư là không hợp lý. Vì hiện nay có nhiều dự án người mua chỉ thanh toán 70% giá trị hợp đồng, thậm chí 50% giá trị hợp đồng đã được bàn giao nhà. Nếu quy định như dự luật, chỉ thanh toán 50% đã được chuyển quyền sở hữu nhà  thì sẽ dễ phát sinh tranh chấp về nhà ở.
Gần đây, phát sinh nhiều tranh chấp vì các giao dịch bỏ qua việc đăng ký, dẫn đến một căn nhà được bán cho nhiều người. Do đó, để giảm thiểu tranh chấp diễn ra trong thực tế,  đồng thời bảo đảm  hài hòa lợi ích nhà đầu  tư và người mua, ông đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu  xác định lại thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà./.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...