Bất chấp căng thẳng ở Kashmir, hàng nghìn người dự lễ tưởng nhớ 'biểu tượng ly khai'

Lễ tưởng nhớ "biểu tượng ly khai" tại Islamabad. Ảnh:
Lễ tưởng nhớ "biểu tượng ly khai" tại Islamabad. Ảnh:
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng nghìn người ở Islamabad (Pakistan) đã tham dự buổi lễ tưởng nhớ Syed Ali Geelani - nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập Kashmir, "biểu tượng ly khai" ở khu vực, người đã bị quản thúc trong một thập kỷ. Nhiều người Kashmir tin rằng di sản của ông sẽ tồn tại ở vùng Himalaya đang tranh chấp này.

Lực lượng an ninh Ấn Độ đã đem xác ông đi chôn cất để ngăn chặn phản ứng gay gắt của dư luận ở khu vực tranh chấp Kashmir bị chia cắt giữa Pakistan và Ấn Độ.

Ông Syed Ali Shah Geelani, người đã qua đời vào tuần này ở tuổi 92, là một nhà vận động kỳ cựu chống lại sự cai trị của Ấn Độ, đã bị quản thúc tại gia hơn một thập kỷ sau khi lãnh đạo một số cuộc biểu tình ủng hộ độc lập.

Một nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập, người yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về việc Kashmir có nên tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của New Delhi hay không.

Tin tức về cái chết của ông đã khiến các nhà chức trách phải tăng cường an ninh trong khu vực và đóng cửa các dịch vụ Internet, không cho tổ chức tang lễ công khai, khiến hàng chục người tức giận vì không được bày tỏ lòng kính trọng công khai với ông Geelani, đã đụng độ với lực lượng chính phủ.

An ninh được thắt chặt tại khu vực Kashmir sau cái chết của ông Syed Ali Shah Geelani.

An ninh được thắt chặt tại khu vực Kashmir sau cái chết của ông Syed Ali Shah Geelani.

Kashmir đã là một tâm điểm giữa các nước láng giềng có vũ trang hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan, trong hơn bảy thập kỷ nay; hai nước láng giềng đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh trong khu vực tranh chấp.

Hai đối thủ bám sát những người ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát phải đối mặt với một cuộc chiến giành độc lập ngày càng gay gắt khiến Kashmir được nhiều người coi là một trong những khu vực quân sự hóa và nguy hiểm nhất trên thế giới.

Tranh chấp về Kashmir bắt đầu từ năm 1947, vào tháng 8 năm đó người Anh bắt đầu từ bỏ Ấn Độ thuộc địa sau nhiều thập kỷ. Sự ra đi của họ dẫn đến sự phân chia của Ấn Độ, người Anh đã vẽ một đường trên bản đồ bắt đầu một cuộc cạnh tranh gay gắt kéo dài cho đến ngày nay.

Đa số các tỉnh Hồi giáo của Ấn Độ hình thành nên Pakistan mới được thành lập và các tỉnh theo đạo Hindu phần lớn vẫn ở Ấn Độ.

Người cai trị bang Jammu và Kashmir được lựa chọn gia nhập Ấn Độ hoặc Pakistan. Jammu và Kashmir giàu tài nguyên, có đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng người cai trị nó, một người theo đạo Hindu, đã chọn gia nhập Ấn Độ.

Chính phủ ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã sử dụng phương pháp cắt điện liên lạc và trấn áp để ngăn người dân tham gia lễ cầu nguyện cho lễ tang của ông Syed Ali Shah Geelani.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về hiện trạng của khu vực, nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra.

Vùng núi Himalaya có tầm quan trọng chiến lược to lớn vì vậy tham vọng địa chính trị của Ấn Độ và Pakistan dường như đang đóng một vai trò quan trọng trong việc kéo dài sự bế tắc cho số phận vùng đất tranh chấp Kashmir.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.