Bảo vệ quyền, lợi ích cho nạn nhân của bạo lực gia đình

(PLVN) -Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em… Đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 là công cụ pháp lý hữu hiệu để xử lý những chủ thể có hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân nhằm duy trì sự ổn định, bền vững của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Bạo lực gia đình hiện nay là vấn nạn của toàn xã hội, có thể xảy ra ở bất cứ gia đình nào mà không có sự phân biệt về vùng miền, thu nhập, địa vị xã hội hay tuổi tác. Hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra cũng hết sức nặng nề, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Trong những năm gần đây, vấn đề nhân quyền nhận được sự quan tâm của toàn thế giới, pháp luật các nước đều theo xu hướng bảo vệ và bảo đảm tốt nhất quyền con người. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, về cơ bản, vẫn theo chế độ gia đình phụ hệ, người đàn ông nắm giữ kinh tế, có quyền quyết định mọi việc nên tình trạng người đàn ông có hành vi bạo lực ở các gia đình tương đối phổ biến.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

Theo những nguyên tắc được tuyên bố trong Hiến chương Liên hợp quốc, việc công nhận các quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượng của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới, những quyền đó xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người. Điều 5 của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và điều 7 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó cả hai điều đều quy định rằng, không ai phải chịu tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 14 Công ước chống tra tấn: “Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm trong hệ thống pháp luật của mình rằng các nạn nhân của hành động tra tấn sẽ được cứu chữa và có quyền khả thi được bồi thường công bằng và thoả đáng, kể cả được cung cấp những điều kiện để phục hồi một cách đầy đủ đến mức có thể. Trường hợp nạn nhân chết do bị tra tấn, những người phụ thuộc vào người đó có quyền hưởng sự bồi thường”.

Cụ thể, pháp luật Việt Nam có những chính sách để phòng, chống bạo lực gia đình như: Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế với những nội dung hết sức cụ thể như: xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình; tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình. Thông qua đó, công tác phòng chống bạo lực gia đình được đẩy mạnh và đạt hiệu quả.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 cũng có những quy định rất cụ thể về việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình để đảm bảo tính giáo dục, răn đe. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

Trường hợp người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Đặc biệt, vừa qua, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với 465/474 phiếu tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2023.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.