Báo Pháp luật Việt Nam để lại nhiều dấu ấn, hiệu ứng tốt

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại hội trường Quốc hội. (Ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại hội trường Quốc hội. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định, Báo Pháp luật Việt Nam đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng “cầu nối”, là nguồn cung cấp chất liệu từ cuộc sống đến với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, người có thẩm quyền, trong đó có các đại biểu Quốc hội, góp phần tăng cường năng lực phản ứng chính sách.

Thưa Đại biểu, ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí đối với dòng chảy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Thực tiễn cho thấy, báo chí luôn là hoạt động quan trọng, tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, của các tầng lớp Nhân dân. Trong suốt thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hệ thống báo chí tiếp tục khởi sắc, phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng; nhờ đó tính hiệu quả trong tuyên truyền được nâng cao, khẳng định rõ nét hơn vị trí, vai trò đặc biệt của báo chí cách mạng trong đời sống xã hội.

Đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật nói riêng, ông nhìn nhận như thế nào về những đóng góp của các cơ quan báo chí trong thời gian qua, thưa Đại biểu?

- Trong công tác pháp luật, tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán.

Qua theo dõi, tôi nhận thấy, với vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu đối với xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo chí đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đồng thời, nhiều cơ quan báo chí đã và đang thực hiện tốt một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là kịp thời ghi nhận, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tổ chức, cá nhân, cũng như những vấn đề phát sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ đó, cung cấp thông tin đầu vào cho công tác nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật, góp phần hiện thực hóa chủ trương từng bước đổi mới cơ chế thi hành pháp luật theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật.

Là người có thời gian gắn bó lâu dài với Bộ, ngành Tư pháp, ông đánh giá thế nào về các hoạt động của Báo Pháp luật Việt Nam thời gian qua?

- Cũng như nhiều người làm việc trong lĩnh vực pháp luật và đặc biệt có thời gian gắn bó với Bộ, ngành Tư pháp, tôi rất vui mừng vì Báo Pháp luật Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để bắt nhịp với đời sống pháp luật và tư pháp của đất nước. Là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, Báo đã tổ chức nhiều chuyên trang, chuyên mục trên cả báo in, báo điện tử để thông tin về các hoạt động của Bộ, ngành trên khắp các vùng, miền của đất nước với nhiều tin, bài, để lại dấu ấn, hiệu ứng tốt.

Thông qua các bài viết về công tác pháp luật, tư pháp chứa đựng những ý kiến góp ý, phản biện trên tinh thần xây dựng đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, về thực tiễn thi hành pháp luật, Báo đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng “cầu nối”, là nguồn cung cấp chất liệu từ cuộc sống đến với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm cả các vị đại biểu Quốc hội, góp phần tăng cường năng lực phản ứng chính sách.

Báo cũng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền theo chuyên đề dưới các hình thức phong phú, đa dạng, truyền tải một cách sinh động, dễ hiểu giúp chủ trương, chính sách, quy định pháp luật thấm vào đời sống; kiến nghị nhiều giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, chú trọng công tác cải cách hành chính, nhất là trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, sự kiện và hoạt động xã hội có ý nghĩa do Báo tổ chức đã lan tỏa tích cực những giá trị tốt đẹp, nhân ái trong xã hội.

Ông có thể nêu một số ý kiến đóng góp để báo chí nói chung, Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng có thể phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới?

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng chuyển đổi số đem tới những cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với công tác báo chí hiện nay. Trong đó, yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan báo chí nói chung là phải không ngừng đổi mới về phương thức hoạt động để có thể tận dụng những lợi thế của công nghệ phục vụ cho việc thông tin một cách kịp thời, chính xác, khách quan; đồng thời, tạo kênh kết nối, khơi gợi các ý tưởng, giải pháp cho những vấn đề đã và đang đặt ra từ cuộc sống.

Đối với Báo Pháp luật Việt Nam, bên cạnh việc đổi mới để phù hợp với xu hướng chung của báo chí như đã nêu trên, là tờ báo chuyên về pháp luật và tư pháp, tôi cho rằng Báo cần tiếp tục bám sát tôn chỉ mục đích, phát huy hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo để có thể đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật với mục tiêu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tôi cũng tin tưởng rằng, với kinh nghiệm đã đúc kết qua chặng đường 39 năm xây dựng và phát triển, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước, trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho bạn đọc, người dân và doanh nghiệp. Qua đó, Báo cũng sẽ ngày càng tích lũy, làm giàu thêm tài sản lớn mà mình đã có được là tình cảm, sự tin yêu của những người làm công tác pháp luật, tư pháp và đội ngũ người làm báo yêu nghề, luôn phấn đấu, cống hiến vì đất nước, vì Nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công Thương: Pháp luật Việt Nam có những bài viết “giải tỏa” nhiều vấn đề “nóng”

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Thời gian qua, báo chí nói chung, trong có Pháp luật Việt Nam đã làm tốt vai trò “giám sát và phản biện” với ngành Công Thương của chúng tôi. Báo phản ánh khá trung thực, khách quan, kịp thời, đúng và trúng về nhiều hoạt động của ngành. Các bài viết đã góp phần rất tích cực vào việc phản ánh những thành tựu, vấn đề nổi cộm, bức xúc cũng như đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn, bất cập, góp phần để ngành đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Báo Pháp luật Việt Nam là một trong những kênh kết nối hiệu quả giữa Bộ Công Thương với dư luận, kịp thời tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, các giải pháp của Chính phủ, của Bộ Công Thương đang thực hiện hàng ngày, từ đó giúp người dân, doanh nghiệp có được thông tin chính xác, kịp thời về những hoạt động của ngành.

Cụ thể, Báo đã cùng với các kênh thông tin có nhiều bài viết “giải tỏa” các vấn đề “nóng” thuộc lĩnh vực của ngành như hóa đơn tiền điện, tăng giá điện ra sao cho hợp lý, quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu... Đồng thời, phản biện có tính chất xây dựng về những vấn đề mà Bộ chúng tôi quản lý trong suốt thời gian qua như: lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, việc xây dựng chính sách cho vấn đề thuốc lá điện tử, tổ chức bộ máy của lực lượng quản lý thị trường…

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương luôn theo sát, nắm bắt thông tin và thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề mà báo chí trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam nêu ra, coi đây là một trong những căn cứ để chắt lọc, tham mưu các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, từ đó đưa ra những chính sách quản lý phù hợp và hiệu quả hơn. Chúng tôi trân trọng sự đóng góp của báo chí nói chung và của Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng!

Nhật Thu (ghi)

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.