Báo Nga nói về tương lai quan hệ Mỹ - Trung sau dịch COVID-19

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Nationalinterest
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Nationalinterest
(PLVN) -  TASS trích đăng nội dung bài báo trên tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 20/4 cho thấy, mối quan hệ kinh tế và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể bị phá vỡ trong bối cảnh Washington đe dọa áp đặt một đạo luật đối với Trung Quốc về đại dịch COVID-19.

Bài báo phản ánh, các khảo sát cho thấy, các công ty Mỹ có xu hướng chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác do mối đe dọa "sự chia rẽ của nền kinh tế" và phá vỡ chuỗi kinh tế. "Bất chấp điều đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng trong năm nay, trong khi nền kinh tế Mỹ có khả năng giảm gần 5%", tờ báo này viết.

Theo Reuters, hôm 18/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cảnh báo Trung Quốc "sẽ phải chịu hậu quả nếu thực sự có trách nhiệm về đại dịch do  virus corona", khi ông chỉ trích Bắc Kinh về việc xử lý ổ dịch này.

Tổng thống Trump cho rằng, dịch virus corona có thể được chặn đứng ở Trung Quốc ngay từ đầu, chứ không lan ra khắp thế giới như bây giờ.

Cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc và Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện cho thấy, sự suy yếu mối quan hệ giữa nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã hiện hữu hơn do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và mối quan hệ phức tạp hơn nữa giữa hai nước.

Ở Thượng Hải, theo nghiên cứu, chỉ có 44% trong số 25 công ty lớn của Mỹ nói rằng việc tách rời hai nền kinh tế lớn nhất này là không thể, giảm so với tỷ lệ 66% khi khảo sát cùng nội dung vào tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, 16% các công ty lớn của Mỹ tuyên bố ý định chuyển sản xuất một phần hoặc toàn bộ ra khỏi ngoài Trung Quốc.

"Trong tình hình hỗn loạn hiện nay, sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung sẽ làm phức tạp tình hình kinh tế toàn cầu, điều mà tất cả các thị trường sẽ cảm nhận được", các chuyên gia được Nezavisimaya Gazeta phỏng vấn nhận định.

"Trong trường hợp này, có thể có sự sụt giảm nhu cầu năng lượng và hàng hóa. Đối với Nga, điều này có nghĩa là thêm một yếu tố tiêu cực trong bối cảnh kinh tế khó khăn", Trưởng văn phòng của Tập đoàn KRK Nikita Ryabinin nói.

"Khoảng cách trong chuỗi sản xuất giữa Mỹ và Trung Quốc, và giữa các quốc gia khác có nghĩa là kinh tế thế giới suy thoái sâu hơn và phục hồi chậm hơn dự đoán trước đây. Suy thoái kinh tế toàn cầu sâu hơn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga, khi nước ta đã hội nhập kinh tế chặt chẽ", Sergey Suverov  - nhà phân tích cao cấp tại BCS Premier nói thêm.

"Các nước phương Tây là "văn phòng thiết kế" và Trung Quốc là "nhà máy" của nó. Bạn có thể thay đổi nhà máy, nhưng một nhà máy không có bộ não kỹ thuật sẽ không thể làm việc và phát triển", Alexander Razuvaev - Trưởng phòng phân tích của Tập đoàn Alpari - nói trên tờ Nezavisimaya Gazeta. Theo ông, trong tương lai khó có thể mong đợi thấy được mức độ hợp tác như trước đây giữa Bắc Kinh và Washington.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.