Báo động tình trạng mật độ đặt bẫy động vật hoang dã dày đặc tại các khu bảo tồn ở Việt Nam

Khánh Vân - Hoa hậu Hoàn vũ VN 2019 tham gia chiến dịch.
Khánh Vân - Hoa hậu Hoàn vũ VN 2019 tham gia chiến dịch.
(PLVN) - Ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài động vật hoang dã (ĐVHD) trong các khu bảo tồn ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Chỉ riêng ở các khu bảo tồn ở Việt Nam, mật độ các loại bẫy dây là 110,7 bẫy/km², tổn hại nghiêm trọng đến đời sống các loài ĐVHD. 

Ngày 23/07/2020, trước tình trạng đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, cùng với làn sóng kêu gọi mạnh mẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua bán tiêu thụ ĐVHD trên toàn cầu và sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, ý kiến chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD, cho thấy động thái mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn các đường dây săn bắt, vận chuyển và tiêu thụ ĐVHD, đặc biệt là các đường dây xuyên biên giới. 

Tuy nhiên, mặc dù Chỉ thị đã được ban hành, nhưng tình trạng săn bắt, vận chuyển ĐVHD trong những tháng vừa qua vẫn còn diễn ra phức tạp, để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của một số thành phần trong xã hội.

Chỉ riêng tháng 11 vừa qua đã có những vụ việc bắt giữ tiêu biểu như: vụ xe khách chở hơn 150 kg ĐVHD vào ngày 23/11/2020 từ Kon Tum vận chuyển vào TP HCM; vụ việc phát hiện xe chở 207 cá thể rùa không nguồn gốc xuất xứ vào ngày 16/11/2020 tại TP Cẩm Phả; vụ mua bán, tàng trữ động vật rừng quý hiếm tại Đắk Mil… Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán ĐVHD trên mạng internet cũng đang diễn ra ngày càng rầm rộ hơn. 

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thịt thú rừng làm món ăn đặc sản trong khu vực đô thị, việc đặt bẫy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 700 loài thú bao gồm những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như voi châu Á, hổ, sao la và bò rừng.

Cầy vằn - một trong những loại ĐVHD đang bị biến thành thực phẩm.
Cầy vằn  - một trong những loại ĐVHD đang bị biến thành thực phẩm.

Theo báo cáo “Sự im lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây ở Đông Nam Á” của WWF, ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài ĐVHD trong các khu bảo tồn ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, những quốc gia có nạn đặt bẫy nghiêm trọng nhất trong khu vực và đó chỉ là mới đo được trong các khu bảo tồn, số lượng bẫy thực tế sẽ còn vượt xa hơn thế.

Chỉ riêng ở các khu bảo tồn ở Việt Nam, mật độ các loại bẫy dây là 110,7 bẫy/km², tổn hại nghiêm trọng đến đời sống các loài ĐVHD. 

Mới đây, để hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo tồn các loài hoang dã các tổ chức hoạt động vì môi trường và động vật hoang dã như: CHANGE, WildAid đã cùng với hơn 20 người nổi tiếng, blogger du lịch như MC - nhà báo Trác Thuý Miêu, Hoa hậu Hoàn vũ (HHHV) Khánh Vân, Á hậu HHHV Kim Duyên, top 5 HHHV 2019 Đào Thị Hà, Thuỳ Minh VJ, Dustin Phúc Nguyễn, ca sĩ Trọng Hiếu… cùng nhau kêu gọi cộng đồng hành động và lan tỏa thông điệp “Ngưng thịt rừng, ngừng hậu họa”, nhằm loại bỏ tận gốc việc tiếp tay cho các hành động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD hiện đang diễn ra hết sức phức tạp tại Việt Nam.

Đây đồng thời cũng là nỗ lực giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng từ ĐVHD sang người mà thế giới đã từng trải qua như SARS, MERS, HIV/AIDS, Ebola…

Báo động tình trạng mật độ đặt bẫy động vật hoang dã dày đặc tại các khu bảo tồn ở Việt Nam ảnh 2
Biểu tượng đỏ lan tỏa toàn cầu

Cũng qua chiến dịch này, CHANGE và WildAid giới thiệu tới đông đảo công chúng biểu tượng toàn cầu mới “Nguy hiểm, Không ăn được" (Hazardous) có hình tam giác màu đỏ (tượng trưng cho sự nguy hiểm) với bên trong là muỗng, đũa, nĩa xếp đặt cạnh nhau khéo léo tạo thành hình đầu lâu, thể hiện thông điệp “việc tiêu thụ các loài hoang dã tiềm ẩn các mối nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí tính mạng con người”.

Trong thời gian tới, biểu tượng Hazardous này cũng sẽ được WildAid giới thiệu và lan tỏa trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia mà tình trạng tiêu thụ thịt rừng còn phổ biến.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.